5. Kết cấu của đề tài
2.4.2 Môi trường vi mô
Bởi đặc điểm của sản phẩm lữ hành dễ sao chép và không cần nguồn vốn ban đầu
quá lớn nên buộc các doanh nghiệp lữ hành phải cạnh tranh khốc liệt. Để thấy được sự tác động và ảnh hưởng của môi trường ngành đến doanh nghiệp, ta phân tích mô hình 5 lực của Michael Porter.
Hình 2.7 Mô hình 5 lực cạnh tranh
Sức ép của khách hàng
Đến nay với đầy đủ phương tiện, cơ sở vật chất, nguồn hướng dẫn viên ổn định, công ty đã xây dựng thương hiệu và tạo niềm tin cho khách hàng, trở thành một trong
những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực lữ hành nội địa ở Nha Trang.
ThanhThanhtravel là công ty lữ hành nội địa nên đối tượng khách hàng của công ty đa
số là những du khách có nhu cầu du lịch trên mọi miền Tổ Quốc. Họ bao gồm những Doanh nghiệp và
các đối thủ hiện tại
Sức ép của khách hàng Quyền lực của nhà cung ứng Sản phẩm và dịch vụ thay thế Các đối thủ tiềm ẩn
các nhân và các đoàn thể (công ty, tổ chức, doanh nghiệp…). Ngoài ra, công ty cũng có
một lượng khách quốc tế ổn định trên các con tàu 5 sao hàng năm.
Khách hàng chính là người tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Vì vậy công ty
cần phải thu hút và có chính sách duy trì sự trung thành của khách hàng đến với công
ty. Cách tốt nhất để đảm bảo khách hàng ở lại lâu dài là trở thành một đơn vị lữ hành
định hướng vào khách hàng. Tức là, sản phẩm lữ hành phải được thiết kế trên cơ sở
nghiên cứu tỉ mỉ những nhu cầu của du khách, không ngừng cải tiến và hoàn thiện dịch
vụ. Quý công ty phải luôn coi chất lượng là mức độ thỏa mãn những mong muốn của
khách hàng, chứ không phải nhằm thỏa mãn những yêu cầu có tính hành chính của một
quy trình vô cảm.
Ngược lại, trong một số điều kiện nhất định, khách hàng có thể sử dụng các biện
pháp như ép giá, giảm khối lượng mua, hoặc đòi hỏi chất lượng dịch vụ cao hơn, là thách
thức lớn với công ty. Chẳng hạn, khi khách đoàn mua với số lượng lớn họ gây sức ép
giảm giá đối với công ty. Hay là trong mùa thấp điểm khách yêu cầu giảm giá tour. Cũng
có thể du khách phàn nàn về chất lượng dịch vụ và gây sức ép giảm giá. Sản phẩm và dịch vụ thay thế
Sản phẩm du lịch mang những nét độc đáo riêng và hiện nay sản phẩm thay thế rất
còn hạn chế. Tuy nhiên, nếu xét theo một loại hình du lịch cụ thể là tour thì khả năng
thay thế không phải nhỏ. Xét theo hai khúc đoạn chính của thị trường lữ hành (lữ hành kinh doanh và lữ hành giải trí), công ty có một số sản phẩm thay thế như sau:
- Lữ hành kinh doanh: Gồm có tổ chức hội nghị, sự kiện, tour khích lệ và dành
cho người đi công tác thường xuyên. Về phương diện này, công ty chỉ dừng lại ở
việc tổ chức hội nghị.
- Lữ hành giải trí: Công ty chỉ xây dựng tour tham quan (tour Tây Nguyên, Tour
Đà Lạt), city tour (tour TP. Nha Trang), du thuyền (tour Sông Cái, Miền Quê), nghỉ dưỡng (tắm khoáng bùn Ponagar), tour lặn biển. Như vậy, công ty có một số
sản phẩm thay thế sau:
+ Thăm viếng họ hàng và bạn bè
+ Du lịch mạo hiểm + Du lịch leo núi
+ Công viên có chủ đề: festival Hoa
Các sản phẩm có khả năng thay thế của các doanh nghiệp sẽ làm ảnh hưởng
tới mức giá, thị trường của các sản phẩm hiện có. Để chống chọi lại các sản phẩm
thay thế, công ty nên nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để đa dạng hóa sản phẩm
của mình.
Quyền lực của nhà cung cấp
Hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty muốn phát triển được thì phải có sự tham gia đầy đủ của các nhà cung cấp. Bởi lẽ, chính các nhà cung cấp đảm bảo cung ứng những yếu tố đầu vào để công ty liên kết dịch vụ đơn lẻ tại thành sản phẩm trọn
gói. Nhà cung cấp của công ty gồm có:
- Phục vụ vận chuyển: Xe lửa, hãng hàng không, công ty xăng dầu… thuộc thị trường độc quyền, nên ưu thế mặc cả thuộc về phía nhà cung ứng nếu có biến động họ tăng giá bán cao trong khi công ty không thể tăng giá bán, suy ra lợi
nhuận thấp, đó sẽ là đe dọa đối với quý công ty.
- Phục vụ lưu trú, nghỉ dưỡng: các khách sạn, khu resort từ 2 đến 5 sao ở Nha
Trang (The Light, Hải Yến,Yasaka, Phú Quý, Diamond Bay, Vinpearland,
Sunsire) ở TP. Hồ Chí Minh, ở Đà Lạt (An Thủy, An Viên, Hoa Hồng)... Hiện nay, cơ sở lưu trú mọc lên càng nhiều với đủ các quy mô, chất lượng, giá cả
khác nhau tạo cho công ty nhiều cơ hội lựa chọn hơn.
- Phục vụ ăn uống: Vì công ty có 4 nhà hàng (Legend, Martinez, Âu Lạc Việtvà Khải Hoàn Viên) ở Nha Trang nên công ty chủ động hơn trong việc cung ứng khi du khách đi du lịch ở đây. Ngoài ra, công ty có mối quan hệ mật thiết với
một số nhà cung ứng ở Đà Lạt (Nhật Ly, Tomanto, Chiều Tím), ở Kom Tum (Hương Rừng, Biển Hồ).
- Khu du lịch và địa điểm vui chơi, giải trí: Ở Nha Trang (Vinpearland, Khu du
lịch Hòn Chồng, Tháp Bà Ponagar,…), ở Đà Lạt (Đồi Mộng Mơ, Thác
Dantala,…) và một số dịch vụ bổ sung khác như cửa hàng lưu niệm, chợ, trung
tâm mua sắm.
- Khách du lịch: Công ty tạo được mối quan hệ mật thiết với một số đơn vị lữ hành đầu ngành của Việt Nam: Lửa Việt, Viettravel, Saigontourist, HaNoi
tourist, Fidi tour, Tân Hồng (khách tàu biển)…. Khi du khách đi du lịch ở Nha
Trang, hay tour Sông Cái các nhà cung ứng này thường gởi khách cho công ty.
Các nhà cung cấp có tác động đến tương lai và lợi nhuận của công ty. Họ có thể tăng giá bán hoặc hạ thấp chất lượng để được lợi nhuận cao hơn. Sức ép từ phía các
nhà cung cấp gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, uy tín và thương hiệu của công ty. Do đó, công ty cần phải xây dựng mối quan hệ mật thiết, lâu dài với các nhà cung cấp này. Việc giữ gìn mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp còn góp phần làm
tăng khả năng cạnh tranh cho công ty vì khi có biến động như giá cả, sức cầu…thì quý công ty sẽ được ưu tiên hơn so với đối thủ cạnh tranh nhờ vào mối quan hệ.
Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Khi xem xét đến các doanh nghiệp lữ hành ở Nha Trang về quy mô, thị trường
và sản phẩm du lịch, ta thấy công ty Long Phú và Công ty Du Lịch Khánh Hòa là 2
đối thủ cạnh tranh trực tiếp của quý công ty. Sau khi so sánh ta có bảng sau:
Bảng 2.4 Bảng so sánh đối thủ cạnh tranh của công ty
Các chỉ
tiêu Công ty ThanhThanhtravel Công ty Long Phú
Công ty du lịch Khánh Hòa
Quy mô
+Nhà hàng: Legend, Martinez, Âu Lạc Việt, Khải Hoàng Viên.
+Resort 3 sao Ninh Thủy +Đội xe du lịch
+Đội xe mô tô
+Khu du lịch Đảo Khỉ, Suối Hoa Lan
+Đội tàu du lịch đảo
+Nhà hàng: Long Phú, Hương Sứ, Hương Lan.
+Khách sạn Hoàng Gia
+Khách sạn: Quê Hương, Viễn Đông, Hải Yến
+Nhà Hàng và Cafe: Four Season (1, 2, 3)
Sản phẩm
+ Tour Bốn Đảo
+Tour nội địa: City, Miền Tây, Đà Lạt.
+Tour lặn biển
+Du lịch tàu biển 5 sao
+Tour đảo: Bốn Đảo, Đảo Khỉ - Suối Hoa Lan, Đảo Yến. +Tour nội địa: Miền Trung, Miền Nam
+Tour nội địa: Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam +Tour lặn biển
+Du lịch Mice
Các doanh nghiệp này cạnh tranh với công ty ở những biểu hiện nhẹ nhất là các chiến dịch khuyến mãi, quà tặng, tế nhị hơn là sự ra đời của các sản phẩm mới, gắt gao hơn là những cuộc chiến tranh về giá cả. Những áp lực cạnh tranh đó buộc công ty phải
chia sẻ đi một phần lợi nhuận và thị trường của mình trong “chiếc bánh du lịch béo bở” này. Để hóa giải, công ty cần phải có đội ngũ thiết kế tour nhạy bén, óc tưởng tượng phong phú, để cho ra đời những sản phẩm mới. Không những thế, sản phẩm phải có tính đặc trưng, khiến nó trở thành duy nhất trong con mắt du khách. Nhưng cũng phải
nhận thức rằng, không có sản phẩm nào trường tồn mãi, công ty cần phải cho ra đời cái
mới đúng lúc.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Kinh doanh lữ hành là một ngành mang lại nhiều lợi nhuận, không đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn. Do đó, rất hấp dẫn thêm các doanh nghiệp mới gia nhập ngành.
- Một số tập đoàn, tổng công ty sản xuất kinh doanh, vận tải cũng đa dạng hóa
sang du lịch: Tổng công ty Yến sào Khánh hòa (du lịch 4 đảo, câu cá ban đêm), Tổng công ty Khatoco Khánh Hòa (khu du lịch YangBay), tập đoàn MaiLinh
(đội xe du lịch thành phố, city tour), Công ty Vận Tải Phương Trang (du lịch
bốn đảo, tắm bùn).
- Một số đơn vị lữ hành chuyên về tour đảo: Công ty Du LịchTứ Hải, Công ty
TNHH 1 thành viên MamaLinh, Hiếu Quân. Đây là những đơn vị tổ chức tour đảo truyền thống của Nha Trang và hiện tại sản phẩm của họ chỉ là tour đảo. Nhưng trong tương lai, các đơn vị này vẫn có khả năng mở rộng và đa dạng hóa
sản phẩm du lịch.
- Các đại lý lữ hành: Sunflower, Rồng Việt, Hạnh Café, Mama Hạnh, Lửa Việt. Tuy hiện tại chỉ là đại lý đơn thuần nhưng khi công ty có đủ tiềm lực về tài chính, kinh nghiệm và nhân lực cũng có khả năng trở thành đơn vị kinh doanh lữ hành tương lai.
Hiện tại đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mới chưa gây nguy cơ đối với công ty nhưng
có khả năng sẽ gia nhập ngành trong tương lai. Vì vậy, quý công ty cần phải quan tâm đến việc bảo vệ vị thế cạnh tranh của mình bằng cách duy trì hàng rào hợp pháp ngăn
cản sự xâm nhập từ bên ngoài thông qua chiến lược hội nhập dọc thuận chiều, ngược
chiều và đa dạng hóa hàng ngang.