a. Khái niệm
Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các cá nhân, tổ chức bằng lời nói, hành vi, văn bản,… Trong đó, hai bên xác lập một quan hệ pháp lý về các quyền và nghĩa vụ nhằm thoả mãn nhu cầu cũng như lợi ích của mình.
b. Phân loại hợp đồng
- Hợp đồng dân sự: là những hợp đồng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng giữa cá nhân hay tập thể các cá nhân.
- Hợp đồng kinh tế: là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng
76 dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.
- Hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (ít nhất một trong các bên phải là thương nhân hoặc các chủ thể có tư cách thương nhân) nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại.
Căn cứ Hợp đồng dân sự Hợp đồng kinh tế Hợp đồng thương mại
Chủ thể - Cá nhân có năng lực, đủ hành vi dân sự - Pháp nhân - Hộ gia đình - Tổ hợp tác - Pháp nhân - Cá nhân có đăng ký kinh doanh (trong đó có ít nhất một bên là pháp nhân) - Thương nhân - Người khác (trong đó có ít nhất một bên là thương nhân) Mục đích
Tiêu dùng Kinh doanh (cả hai bên đều hướng tới kinh doanh)
- Kinh doanh
- Tiêu dùng (chỉ cần một bên hướng tới kinh doanh) Hình thức - Lời nói - Văn bản - Hành vi cụ thể
Văn bản - Lời nói
- Văn bản - Hành vi cụ thể Bảng 4.5. Phân biệt các loại hợp đồng
c. Điều kiện của hợp đồng
Đề một văn bản được công nhận là một hợp đồng thì cần phải có đủ bốn điều kiện sau đây:
- Sự ưng thuận: cơ sở của hợp đồng là sự đồng ý, bằng lòng một cách tự nguyện, không một ai, một cơ quan, doanh nghiệp nào được quyền ép buộc một đối tác khác phải ký kết hợp đồng với mình.
- Người ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực pháp lý - Đối tượng: cam kết điều gì, việc gì phải bàn giao
- Nguyên do: Hợp đồng phải dựa trên những nguyên do hợp pháp, không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
77
d. Bố cục hợp đồng
PHẦN NỘI DUNG Ô SỐ GHI CHÚ
MỞ ĐẦU Quốc hiệu, Tên loại và trích yếu nội dung văn
bản, Số và ký hiệu văn bản 1, 2, 3,
NỘI DUNG
Căn cứ ký kết 4
Ngày, tháng và địa điểm soạn thảo văn bản 5
Các bên tham gia ký kết 6
Nội dung thỏa thuận của hợp đồng 7
PHẦN KẾT
Số nhân bản hợp đồng 8
Chữ ký của đại diện hai bên, con dấu 9
Bảng 4.6. Bố cục của hợp đồng
e. Sơ đồ bố trí thành phần thể thức của báo cáo trên giấy A4
78
f. Cách thức soạn thảo hợp đồng
Một bản hợp đồng thường có ba phần:
- Phần căn cứ: gồm các căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế
+ Căn cứ pháp lý: Nêu các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hợp đồng.
+ Căn cứ thực tế: Trao đổi giữa các chủ thể để thiết lập giao kết có tính chứng cứ pháp lý.
- Phần xác lập chủ thể giao kết:
+ Nêu từng bên giao kết, phân định vị trí giao kết
+ Nêu những thông tin liên quan đến chủ thể giao kết (địa chỉ, chức vụ, tài khoản, mã số thuế…)
- Phần nội dung thỏa thuận giao kết: được thực hiện thông qua các điều khoản
+ Điều khoản chủ yếu: Bắt buộc phải ghi vào hợp đồng nguyên tắc, nội dung thoả thuận giữa các bên (thời gian, đối tượng, số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả, thời hạn và phương thức thanh toán).
+ Điều khoản tùy nghi: Hai bên tự thỏa thuận (Cách thức thực hiện hợp đồng, các yêu cầu về sản phẩm, quy cách, điều kiện thanh toán; Các điều khoản về bồi hoàn thiệt hại khi hợp đồng không được thực hiện;…)
+ Điều khoản thông thường: Do pháp luật quy định (Phương thức nghiệm thu, đánh giá kết quả, giải quyết tranh chấp; Các ràng buộc pháp lý cần thiết theo luật lệ hiện hành; Các giá trị về ngôn ngữ hợp đồng (nếu hợp đồng ký với nước ngoài); Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng;…)
g. Mẫu hợp đồng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ Số:…./HĐMB
Căn cứ Luật Thương mại năm 2005 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên, Hôm nay, ngày…. tháng…. năm….
Tại địa điểm:………….. Chúng tôi gồm:
BÊN BÁN (Gọi là bên A):
79 - Địa chỉ:……….………. - Điện thoại:………. Tel:……… Fax………... - Tài khoản số: ………..……… Mở tại ngân hàng: ……….……….. - Mã số thuế:……… - Đại diện là Ông (bà): ……….., Chức vụ:………. (Giấy uỷ quyền số:…do…..chức vụ……ký ngày…tháng….năm……...)
BÊN MUA (Gọi là bên B):
- Tên doanh nghiệp: ………..……… - Địa chỉ:………..……….. - Điện thoại:………. Telex……… Fax………..………... - Tài khoản số: ……… Mở tại ngân hàng: ………..…………. - Mã số thuế:………..……… - Đại diện là Ông (bà): ……….., Chức vụ:…………..………. (Giấy uỷ quyền số:…do…..chức vụ……ký ngày…tháng….năm……...)
Hai bên thống nhất thoả thuận nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1. Nội dung công việc giao dịch
Bên A bán cho bên B số hàng hoá sau đây:
STT Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú Tổng giá trị: ……… (bằng chữ)
Điều 2: Chất lượng và quy cách hàng hoá
1.Chất lượng hàng … theo quy định …..
2. ………..
Điều 3: Bao bì và ký mã hiệu
1. Bao bì làm bằng: …..
2. Quy cách bao bì …. cỡ …. kích thước ……… 3. Cách đóng gói : ……….. Trọng lượng cả bì: ………... Trọng lượng tịnh: ……….
Điều 4: Phương thức giao nhận
80 STT Tên
hàng
Đơn vị
tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
Ghi chú
2. Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên … chịu 3. Chi phí bốc xếp (mỗi bên chịu 1 đầu hoặc ghi rõ bên nào chịu) 4. Quy định trách nhiệm giao nhận hàng hoá.
Nếu bên mua không đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là …. đồng/ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế do việc điều động phương tiện và bồi thường thiết hại nếu có.
5. Khi nhận hàng, bên mua có trách nhiệm nhận phẩm chất, quy cách hàng hoá tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng vv… thì lập biên bản tại chỗ, yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho (nếu giao hàng tại kho bên bán), bên bán không chịu trách nhiệm (trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành).
Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu bên mua sau khi chở về kho mới phát hiện có vi phạm thì phải lập biên bản có sự chứng kiến và xác nhận của cơ quan kiểm tra trung gian (VINACONTROL) và phải gửi biên bản cho bên bán trong hạn 10 ngày, tính từ khi lập biên bản. Sau 15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì coi như đã chịu trách nhiệm bồi dưỡng lô hàng đó.
Mỗi lô hàng, khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm. Các bên cũng có thể quy định trong hợp đồng về thủ tục giấy tờ khi đến nhận hàng, nhưng nếu không quy định trong hợp đồng thì mỗi khi nhận hàng, người nhận cũng phải có đủ giấy tờ sau:
- Giấy uỷ quyền hợp pháp của bên mua; - Hợp đồng mua bán hàng hoá;
- Giấy chứng minh nhân dân của người được uỷ quyền nhận hàng; - Hoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của bên bán.
Điều 5: Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hoá
1. Bên bán có trách nhiệm bảm hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng … cho bên mua trong thời gian là …. tháng.
2. Bên bán phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hoá một giấy hướng dẫn sử dụng (nếu cần).
Điều 6: Phương thức thanh toán
Bên A thanh toán cho Bên B bằng hình thức …. trong thời gian …..
Nêu rõ hình thức thanh toán (bằng tiền mặt hay chuyển khoản qua ngân hàng); về thời gian thanh toán ghi rõ thời điểm cụ thể, tránh ghi chung chung.
81
Điều 7: Điều khoản về quyền sở hữu và rủi ro
1. Quyền sở hữu về hàng hoá sẽ thuộc về người bán đến tận khi người mua đã thanh toán trị giá hợp đồng (cùng với khoản tiền khác theo đúng hợp đồng này) một cách đầy đủ. Trong trường hợp người bán, hoặc phân phát đi quyền sở hữu từ người bán, thì hai bên thoả thuận người mua sẽ phải cầm giữ lại thu nhập từ việc bán hàng như vậy trong một tài khoản riêng ở ngân hàng và thực hiện nghiêm ngặt như người được uỷ thác của người bán.
2. Rủi ro về hàng hoá sẽ được cho người mua lập tức sau khi chúng không còn thuộc quyền sở hữu của người bán, hay ngay sau khi chúng được chuyển giao cho đại lý vận chuyển của người mua hoặc cách khác để thảo thuận.
Điều 8: Thế chấp, cầm cố tài sản hoặc bảo lãnh
Để bảo đảm việc thanh toán của người mua đối với người bán trong hợp đồng này, người mua sẽ thực hiện theo yêu cầu của người bán một biện pháp bảo đảm (theo hình thức bắt buộc đính kèm hợp đồng này) đối với hàng hoá. Người mua phải đảm bảo rằng tất cả những quy định cần thiết của luật pháp, các quy định của nhà nước và các thủ tục khác sẽ được thực hiện đầy đủ; tất cả các nghĩa vụ cần thiết và thuế sẽ được thanh toán đối với biện pháp cầm cố; hợp đồng áp dụng biện pháp bảo đảm đã được đăng kí đầy đủ tại…..
Điều 9: Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng
Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thoả thuận trên, không được đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng bên nào không thực hiện đúng, đầy đủ hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng không có lý do chính đáng thì (sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật hiện hành ) hoặc sẽ bị phạt như sau:
- Phạt vi phạm về chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành vv…. (mức phạt cụ thể do hai bên thoả thuận dựa trên khung phạt do pháp luật quy định).
Điều 10: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng
1. Hai bên chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung).
2. Trường hợp các bên không tự giải quyết được thì yêu cầu Toàán (ghi rõ Toà án nào) giải quyết.
3. Các chi phí về kiểm tra, xác minh vàán phí Toà án sẽ do bên có lỗi chịu.
Điều 11: Các thoả thuận khác
Các điều khoản khác không ghi trong này sẽ được các bên thực hiện theo quy định hiện hành của các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.
Điều 12: Hiệu lực của hợp đồng
82 Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian địa điểm họp thanh lý.
Hợp đồng này được lập thành …. bản, các bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ …. bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ Chức vụ (Ký tên,đóng dấu) (Ký tên,đóng dấu)
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP, THẢO LUẬN Bài 1: Trả lời các câu hỏi sau
Câu 1: So sánh văn bản quản lý hành chính Nhà nước và văn bản không mang tính quyền lực Nhà nước?
Câu 2: Phân loại văn bản quản lý hành chính Nhà Nước?
Câu 3: Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý hành chính, văn bản cá biệt?
Câu 4: Vẽ lại sơ đồ bố trí các thành phần thể thức của văn bản bản và ghi chú các thành phần đó? Câu 1. Công văn là gì? Trình bày cách thức soạn thảo nội dung công văn?
Câu 5. Anh/chị hãy trình bày biểu mẫu báo cáo lên đơn vị cấp trên?
Câu 6. Trong trường hợp nào thì các tổ chức, đơn vị ban hành quyết định hành chính cá biệt?
Câu 7. Trình bày cách thức soạn thảo nội dung quyết định?
Câu 8. Hợp đồng kinh tế là gì? Hãy phân biệt hợp đồng kinh tế với hợp đồng dân sự?
Bài 2: Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất
Câu 1: Quy định đánh số của văn bản như thế nào?
A. Bắt đầu từ số 01 tính từ ngày đầu tiên của tháng đến cuối tháng của năm B. Bắt đầu từ số 01 tính từ ngày đầu tiên của tháng đến tháng cuối của 1 quý trong năm
C. Được đánh số tùy ý
D. Bắt đầu số 01 tính từ ngày đầu năm đến số cuối cùng vào ngày cuối năm Câu 2: Đâu không phải là yêu cầu trong quá trình trình bày nội dung của văn bản?
A. Phù hợp với hình thức văn bản được sử dụng;
B. Sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu C. Không viết tắt những từ, cụm từ không thông dụng.
83 D. Có thể dùng từ ngữ địa phương
Câu 3: Lựa chọn phương án sai. Trong quá trình soạn thảo văn bản hành chính, nội dung của văn bản phải đảm bảo những yêu cầu sau:
A. Phù hợp với hình thức văn bản được sử dụng
B. Sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu;
C. Không dùng từ ngữ địa phương và từ ngữ nước ngoài nếu không thực sự cần thiết
D. Có thể viết tắt những từ, cụm từ không thông dụng Câu 4. Quốc hiệu gồm mấy dòng chữ
A.1 dòng chữ B.2 dòng chữ C.3 dòng chữ D.4 dòng chữ
Câu 5. Văn bản Quy phạm pháp luật không có những đặc điểm nào? A. Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành
B. Được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế C. Chứa đựng các quy tắc xử sự chung và mang tính bắt buộc
D. Đa dạng về nội dung, hình thức, chủ thể ban hành và cách soạn thảo
Câu 6. Trong những loại văn bản dưới đây, đâu là loại văn bản nào không có tên loại?
A. Công văn B. Hợp đồng C. Quyết định D. Thông báo
Câu 7. Trong những văn bản dưới đây, những văn bản nào cần ghi rõ cơ quan, cá nhân tiếp nhận văn bản ở phần đầu?
A. Công văn, báo cáo B. Báo cáo, thông báo C. Tờ trình, công văn D. Tờ trình, thông báo
Câu 8. Loại văn bản nào dùng để đánh giá kết quả hoạt động của một phong trào, một chiến dịch công tác, hoặc mô tả đầy đủ trung thực những sự việc vừa xảy ra?
A. Hợp đồng B. Tờ trình C. Quyết định
84 D. Báo cáo
Câu 9. Loại hình văn bản dùng để ban hành những quy định về chủ trương, thể lệ, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy là:
A. Tờ trình B. Hợp đồng
C. Quyết định hành chính cá biệt D. Quyết định quy phạm pháp luật
Câu 10. Hợp đồng dân sự là hợp đồng ký kết nhằm mục đích: A. Tiêu dùng
B. Kinh doanh
C. Tiêu dùng và kinh doanh D. Không nhằm mục đích gì
BÀI TẬP ỨNG DỤNG
Bài 1: Hãy điền phần số và kí hiệu vào chỗ trống và cho biết những văn bản dưới đây
thuộc loại văn bản nào trong các văn bản quản lý hành chính Nhà nước?
Đề bài Đáp án
Quyết định số 43 ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học và CĐ chính quy theo hệ thống tín chỉ.
Quyết định số 681 ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Trường ĐH Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp