Ứng phó né tránh

Một phần của tài liệu STRESS VÀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRUNG TÂM CAN THIỆP SỚM CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM (Trang 38 - 40)

Ứng phó né tránh là sự tránh đối đầu với tình huống khó khăn, stress thông qua hành vi hoặc thay đổi nhận thức làm phân tâm, sao nhãng sự chú ý của GVCTS đến tình huống khó khăn/stress (Endler và Parker, 2000). Các chiến thuật phổ biến của kiểu ứng phó này là sử dụng các chất kích thích; tránh nói về vấn đề khó khăn; phủ nhận sự tồn tại của vấn đè; đỗ lỗi; tự trách bản thân; giữ khoảng cách với tình huống khó khăn/stress; đầu tư thời gian và sức lực quá mức (nghiện) vào các hoạt động như chơi game, quan hệ tình dục, mua sắm hay làm việc.

Ứng phó né tránh chỉ có tác dụng tạm thời, về lâu dài ứng phó né tránh sẽ gây hiệu quả tiêu cực về tâm lý và sinh lý (Carver, Scheier và Weintraub, 1989; Mullen và Suis, 1982; Suls và Fletcher, 1985), làm tăng mức độ stress (Holahan và Moos, 1986). Thậm chí, ứng phó né tránh là một tránh những yếu tố có thể dẫn đến các triệu chứng trầm cảm ở GVCTS (Blalock và Joiner, 2000); (Holahan, Moos, Holahan, Brennan, Schutte, 2005) và PTSD (Dempsey, Stacy và Moely, 2000; Ultman, Townsend, Filipas và Stazynsky, 2007) [dẫn theo [20].

Tiểu kết chương 1

Qua tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề về stress và các cách ứng phó với stress của GVCTS có thể nhận thấy rằng, các nghiên cứu về stress trong nghề nghiệp nói chung diễn ra phổ biến ở các nước phát triển nhưng vẫn còn khá mới ở nước ta, đặc biệt đối với đối tượng là GVCTS cho trẻ RLPTK.

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu về stress dưới hai góc độ y sinh học và tâm lý học. Các tác giả Việt Nam đã kế thừa và phát huy những lý luận và kết quả của các công trình nghiên cứu đó để làm cơ sở cho các nghiên cứu của mình.

Stress ở GVCTS có những biểu hiện khác nhau về mặt cảm xúc, hành vi, tâm lý và sinh lý với các mức độ khác nhau. Có rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan dẫn đến sress của GVCTS, bao gồm các yếu tố trong và ngoài công việc, các yếu tố đến từ môi trường làm việc và trong mối quan hệ với trẻ và phụ huynh. Có 3 cách ứng phó mà GVCTS cho trẻ RLPTK có thể sử dụng khi gặp stress đó là: ứng phó tập trung vào vấn đề, ứng phó tập trung vào cảm xúc và ứng phó né tránh. Việc chia các cách ứng phó chỉ mang tính tương đối, nó tùy thuộc vào khả năng của từng cá nhân.

Kết quả nghiên cứu lý luận là cơ sở nghiên cứu thực trạng về các mức độ stress, các yếu tố gây ra stress và cách ứng phó stress của GVCTS cho trẻ RLPTK.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu STRESS VÀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRUNG TÂM CAN THIỆP SỚM CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w