Trong các vấn đề liên quan đến môi trường làm việc, kết quả bảng 3.7. cho thấy yếu tố môi trường làm việc thiếu thốn trang thiết bị, điều kiện cơ sở vật chất có ĐTB cao nhất với 2.03. Tiếp theo là “môi trường làm việc không lành mạnh
(ganh đua, bắt nạt, nói xấu…)” có ĐTB = 1.96; “ô nhiễm môi trường làm việc (tiếng ồn, mùi, không khí, nước…)” có ĐTB = 1.91. Còn lại là yếu tố “môi trường làm việc nguy hiểm” có ĐTB thấp nhất = 1.85 cho thấy chúng đều gây ra stress cho
GVCTS nhưng ở mức độ thấp.
Lý giải cho việc GVCTS chọn yếu tố thiếu trang thiết bị là yếu tố gây ra stress của họ là bởi vì trang thiết bị, giáo cụ dạy học là phương tiện hổ trợ cho GV trong quá trình can thiệp và chăm sóc trẻ. Có đầy đủ cơ sở vật chất cần thiết còn giúp GV có nhiều thời gian hơn để nâng cao chuyên môn; quan tâm, chăm sóc trẻ tốt hơn và thời gian để nghỉ ngơi tái tạo sức lao động. Thay vì phải dành rất nhiều thời gian để sáng tạo, tự làm giáo cụ nhưng hiệu quả can thiệp lại không cao. Vì vậy, việc thiếu trang thiết bị phục vụ cho công việc gây nên những khó khăn nhất định cho GVCTS. Đây cũng là gợi ý cho cấp lãnh đạo trong việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các trung tâm, phần nào giảm tải các áp lực cho GV và mang lại hiệu quả công việc cao hơn. Ngoài ra, môi trường làm việc trực tiếp với trẻ ở lứa tuổi mầm non, số lượng trẻ đông, các kỹ năng vệ sinh cá nhân của trẻ còn nhiều hạn chế. Nên GV hàng ngày phải đối mặt với với tiếng ồn (trẻ la, khóc…), với việc trẻ đi vệ sinh, nôn mửa… Do đó,
GVCTS cho rẳng môi trường làm việc của mình bị ô nhiễm và ít nhiều ảnh hưởng đến stress là điều dễ hiểu.
3.2.5. Mối tương quan giữa stress và các yếu tố gây ra stress ở GV tại các trung tâmCTS trên địa bàn TP.HCM CTS trên địa bàn TP.HCM
Các yếu tố gây ra stress có mối liên hệ chặt chẽ với các mức độ stress ở GVCTS. Khi các yếu tố từ điều kiện, môi trường làm việc, các mối quan hệ trong công việc hay các vấn đề trong cuộc sống của GVCTS nảy sinh sẽ tác động trực tiếp đến stress của GV. Chúng tôi sử dụng phép thống kê Correlations nhằm tìm hiểu mối tương quan giữa stress và các yếu tố gây ra stress ở GVCTS, kết quả bảng 3.8 cho thấy:
Bảng 3.8. Mối tương quan giữa stress và các yếu tố gây ra stress
Các nhóm yếu tố Hệ số tương quan Stress
Yếu tố trong công việc
r .401**
p 0.001
N 68
Yếu tố mối quan hệ với trẻ
r 0.215
p 0.079
N 68
Yếu tố ngoài công việc
r 0.221
p 0.070
N 68
Yếu tố môi trường làm việc
r .334**
p 0.005
N 68
Ghi chú: ** khi p < 0.01
Hệ số tương quan cho thấy, các yếu tố trong công việc (r = 0.401**, p < 0.01) và yếu tố môi trường làm việc (r = 0.334**, p < 0.01) có tương quan thuận ở mức độ trung bình với các mức độ stress. Ngoài ra, yếu tố công việc có tương quan mạnh hơn so với yếu tố môi trường làm việc. Điều này cho thấy rằng, các yếu tố trong công việc và yếu tố môi trường làm việc tác động càng nhiều thì mức độ stress ở GVCTS càng cao. Ngược lại, mức độ stress giảm khi ít chịu sự tác động của các yếu tố trong công việc cũng như môi trường làm việc. Đây có thể là cơ sở giúp các nhà quản lý, lãnh đạo xem xét cải tạo môi trường làm việc, thay đổi những vấn đề bất hợp lý trong công việc, phần nào giúp GVCTS giảm bớt được các áp lực, gánh nặng không cần thiết. Mong muốn các nhà quản lý, lãnh đạo lắng nghe, thấu hiểu nhiều hơn những khó khăn
cũng chính là nguyện vọng của rất nghiều GVCTS “Nếu hỏi GV có đề xuất gì không
để giảm stress trong công việc thì điều tôi muốn đề xuất nhất là lãnh đạo hãy lắng nghe ý kiến nhân viên của mình. Không phải là chúng tôi than khổ, than mệt mà đơn giản chỉ muốn nói ra những khó khăn của mình để cùng nhau giải quyết. Đơn cử như cách tổ chức, sắp xếp trong công việc không hợp lý. Người thì cùng một lúc phải đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau, từ hành chính, quản lý, can thiệp đến đánh giá trẻ, đôi khi làm thay công việc của bảo mẫu nếu thiếu người. Công việc làm hoài không hết nhưng lại không nhận được bất cứ khoản bồi dưỡng nào, người thì nhàn hạ sáng đi chiều về mà lương thưởng lại như nhau” (cô N.L.L, Tân Bình). Hay như một chia sẻ
khác của cô P.P.T (quận 1): “Vẫn biết rằng môi trương làm việc ở đâu cũng có chuyện
này chuyện kia, nhất là những nơi nữ nhiều hơn nam thì chuyện nghi kị, ganh đua là điều khó tránh khỏi. Nếu sếp là người công tâm, biết cách quản lý, hòa giải thì không sao nhưng mình gặp nhiều người sếp rất thiên vị, lại thiếu quyết đoán càng khiến cho nội bộ lục đục, nhân viên chia bè kéo cánh. Quả thực, nếu phải hàng ngày làm việc trong môi trường như vậy mình rất mệt mỏi. Nên mình đã chọn phương án nghỉ việc để đi làm tự do. Bây giờ cảm thấy cuộc sống vui vẻ, thoải mái hơn rất nhiều”.
Đối với hai yếu tố quan hệ với trẻ và yếu tố ngoài công việc chưa thể hiện được sự tương quan với các mức độ stress (p > 0.01).
3.3. Thực trạng các cách ứng phó ở GV tại các trung tâm CTS trên địa bàn Tp.HCM
Để tìm hiểu các cách ứng phó với stress của GV tại các trung tâm CTS trên địa bàn TP.HCM, dựa vào thang đo ứng phó COPE chúng tôi đã liệt kê ra 24 cách ứng phó để khảo sát mức độ sử dụng các cách ứng phó này của GVCTS khi gặp các yếu tố gây stress. Có 4 mức độ ứng phó: không có (tôi hoàn toàn không làm điều này) = 0 điểm, hiếm khi (tôi thường làm điều này một chút) = 1 điểm, thỉnh thoảng (tôi thường làm điều này kha khá) = 2 điểm, thường xuyên (tôi thường làm điều này thường xuyên) = 3 điểm. Tương ứng với điểm trung bình ở các mức độ:
Các mức độ ứng phó Điểm trung bình
Kém ĐTB < 0.75
Trung bình 0.75 ≤ ĐTB < 1.5
Tốt ĐTB ≥ 2.25
Theo kết quả bảng 3.9, ĐTB các mức độ ứng phó với stress ở 3 nhóm ứng phó có ĐTB nằm trong khoảng 1.5 ≤ ĐTB < 2.25 tương ứng với mức độ khá và 0.75 ≤ ĐTB < 1.5 tương ứng với mức độ trung bình. Cụ thể, nhóm ứng phó tập trung vào vấn đề (ĐTB = 2.07); nhóm ứng phó tập trung vào cảm xúc (ĐTB = 1.82) là cách ứng phó được GVCTS sử dụng ở mức độ khá; nhóm ứng phó né tránh được GVCTS sử dụng ở mức độ trung bình (ĐTB = 0.93). Như vậy, đa số GVCTS sử dụng cách ứng phó tập trung vào vấn đề và cách ứng phó tập trung vào cảm xúc để xử lý các tình huống gây ra stress trong công việc và trong cuộc sống. Bên cạnh đó, cách ứng phó né tránh ít được GVCTS sử dụng hơn so với hai cách ứng phó còn lại.
Bảng 3.9. Mức độ ứng phó với stress của GVCTS
Thứ bậc Các nhóm ứng phó N ĐTB ĐLC
1 Ứng phó tập trung vào vấn đề 68 2.07 0.61
2 Ứng phó tập trung vào cảm xúc 68 1.82 0.73
3 Ứng phó né tránh 68 0.93 0.51
ĐTB = 1.61
Như vậy, khi đối mặt với các yếu tố gây stress GVCTS thường sử dụng các cách ứng phó tập trung vào vấn đề nhiều hơn các cách ứng phó tập trung vào cảm xúc hay né tránh. Có thể thấy, GVCTS trong nghiên cứu này đã lựa chọn cách ứng phó tích cực và trực tiếp hướng vào nguồn gốc, tác nhân gây stress để ứng phó hiệu quả hơn, giúp làm giảm các tác động tiêu cực của stress đối với GVCTS. Điều này có thể lý giải vì sao trong số 68 GV tham gia khảo sát tỉ lệ GV bị stress (33.8%) ít hơn rất nhiều so với GV không bị stress (66.2%). Tuy nhiên, kết quả phân tích (bảng 3.9) cũng đã chỉ ra GVCTS sử dụng các cách ứng phó chỉ đạt mức độ thỉnh thoảng (ĐTB = 1.61). Vì vậy, các nhà nghiên cứu cần tiếp tục nghiên cứu tìm ra những cách thức ứng phó và biện pháp giúp GVCTS ứng phó hiệu quả hơn với stress.
3.3.1. Thực trạng cách ứng phó né tránh
quả cụ thể được thể hiện trong bảng 3.10 dưới đây:
Bảng 3.10. Thứ bậc của các cách ứng phó né tránh
Thứ
bậc Các cách ứng phó N Min Max ĐTB ĐLC