2.2.3.1. Mục đích sử dụng
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được sử dụng với những mục đích tìm hiểu thực trạng các cách ứng phó với stress; các yếu tố gây ra stress ở GV tại các trung tâm can thiệp sớm cho trẻ RLPTK trên địa bàn TP.HCM. Ngoài ra, bảng hỏi còn thu thập thêm một số thông tin chung của GVCTS như: độ tuổi, thâm niên công tác, tình trạng hôn nhân...
2.2.3.2. Nội dung
Phương pháp điều tra bảng hỏi được tiến hành thông qua các bước sau:
a) Bước 1: Thiết kế bảng hỏi
Thu thập thông tin xây dựng bảng hỏi.
Để thu thập thông tin làm cơ sở xây dựng bảng hỏi, chúng tôi sử dụng từ các nguồn tư liệu sau:
− Nguồn thứ nhất, tham khảo một số bảng hỏi đã được ứng dụng trong các nghiên cứu tâm lý học ở Việt Nam như: bảng hỏi “Stress ở giáo viên mầm non” (Trịnh Viết Then, 2016), bảng hỏi “Stress của giáo viên trường mầm non tư thục” (Phạm Thị Phương, 2016), bảng hỏi “Stress trong công việc của giáo viên mầm non hiện nay” (Lê Thị Hương, 2013) và bảng hỏi “Stress của nhân viên y tế tại bệnh viện tâm thần
− Nguồn thứ hai, tham khảo các trắc nghiệm/thang đo/công cụ sàng lọc đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam.
− Nguồn thứ ba, là lấy ý kiến cán bộ hướng dẫn về các vấn đề trong nghiên cứu và nội dung bảng hỏi. Ý kiến của cán bộ hướng dẫn trong lĩnh vực nghiên cứu là những định hướng chính cho việc xây dựng nội dung bảng hỏi.
− Nguồn thứ tư, là khảo sát thăm dò 10 GVCTS làm việc tại các trường, trung tâm, bệnh viên... trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh về các vấn đề stress ở GVMN. Các câu trả lời của GV được sử dụng để thiết kế các nội dung của bảng hỏi nghiên cứu stress ở GVCTS.
b) Bước 2: Xây dựng nội dung bảng hỏi
Từ các nguồn tư liệu trên, chúng tôi xây dựng nội dung bảng hỏi với các nội dung như sau:
Phần 1: Thông tin chung
Phần này được thiết kế nhằm thu thập các thông tin cá nhân có liên quan đến mẫu nghiên cứu, gồm 8 câu về độ tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn, nơi làm việc....
Phần 2: Nội dung
(1) Câu 10: Sử dụng thang đo ứng phó rút gọn
Thang đo ứng phó rút gọn (The Brief COPE) của tác giả Carver, C.S, Scheier, M.F, & Weintraub, J.K. (1997); có 28 mệnh đề (item), với 14 cách ứng phó được chia làm 3 nhóm:
− Ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực: từ câu 1 đến câu 14
− Ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề: từ câu 15 đến câu 22 − Ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc: từ câu 23 đến câu 28
Tại Việt Nam, thang đo COPE phiên bản đầy đủ đã được sử dụng ở nghiên cứu của Nhan Thị Lạc An (2010) với độ tin cậy là 0.78. Trong một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Minh Hằng (2018) tác giả đã sử dụng thang đo ứng phó COPE dạng rút gọn (The Brief COPE), gồm 28 item tương ứng với 3 nhóm ứng phó với độ tin cậy của từng nhóm là: nhóm ứng phó né tránh (α = 0,862); nhóm ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề (α = 0,788); nhóm ứng phó tập trung vào cảm xúc (α = 0,762).
GVCTS, các tác nhân gồm 23 item (các tình huống/ sự kiện) là những tác nhân liên quan đến đặc thù trong công việc, mối quan hệ giữa đồng nghiệp, với phụ huynh, những tác nhân liên quan đến trẻ, đến cá nhân GV. Được chia ra làm 4 nhóm: nhóm những yếu tố trong công việc; nhóm những yếu tố trong mối quan hệ với trẻ và phụ huynh; nhóm những yếu tố ngoài công việc; nhóm những yếu tố từ điều kiện môi trường làm việc.
c) Bước 3: Khảo sát thử
Mục đích nghiên cứu của bước này là xác định độ tin cậy và tính hiệu lực của bảng hỏi. Đồng thời qua đó chỉnh sửa những item chưa đạt yêu cầu. Đối tượng khảo sát là 60 GV tại các trung tâm CTS trên địa bàn TP.HCM. Dữ liệu thu được qua khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS for Windows 25.0. Đề tài sử dụng kỹ thuật phân tích độ tin cậy bằng phương pháp phân tích hệ số Cronbach’s Alpha (α) và hệ số tương quan giữa từng item và toàn bộ thang đo để xác định độ tin cậy của các thang đo trong bảng hỏi và độ hiệu lực về nội dung của từng thang đo. Kết quả phân tích như sau:
Bảng 2.3. Bảng điều chỉnh thang đo
Tiểu thang đo Số quan sát
ban đầu Số quan sát bị loại bỏ Tổng số quan sát sau hiệu chỉnh Mức độ stress 14 0 14
Nhân tố gây stress 23 3 20
Cách ứng phó stress 28 4 24
Tổng 65 7 58
Hệ số Cronbach’s alpha của bảng hỏi về các yếu tố ảnh hưởng đến stress là 0,914; của thang đo cách ứng phó với stress của GVCTS là 0,868. Mỗi item bị xóa đều làm cho độ tin cậy của bảng hỏi tăng lên. Mỗi item đều có mối tương quan với toàn bộ thang đo.
Dựa vào độ tin cậy và tính hiệu lực của thang đo, chúng tôi đã loại bỏ một số item ở một số thang đo cụ thể không phù hợp với thang đo hoặc giáo viên không hiểu để tăng độ tin cậy và tính hiệu lực cho bảng hỏi chính thức (phụ lục 5) được sử dụng trong nghiên cứu này. Dựa vào mục đích, nhiệm vụ, giới hạn trong nghiên cứu và độ dài của bảng hỏi, chúng tôi đã loại bỏ bớt các câu C10.7, C10.15, C10.26, C10.28 và các câu C11.1, C11.11, C11.13 ra khỏi bảng hỏi để phù hợp cho nghiên cứu. Việc loại
bỏ các câu hỏi này không làm ảnh hưởng đến tính hiệu lực và độ tin cậy của bảng hỏi được sử dụng trong điều tra chính thức.
Kết quả phân tích trên cho thấy, việc sử dụng bảng hỏi này để đánh giá có thể mang lại kết quả chính xác.
d) Bước 4: Khảo sát chính thức
Mục đích của điều tra chính thức là đánh giá thực trạng stress, cách ứng phó với stress, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến GV tại các trung tâm CTS trên địa bàn TP.HCM.
Mẫu khảo sát chính thức là mẫu thuận tiện, bao gồm 68 GV tại các trung tâm CTS trên địa bàn TP.HCM. Câu hỏi điều tra chính thức được xây dựng sau khi xử lý kết quả điều tra thử.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và để thuận tiện hơn trong quá trình thu thập số liệu chúng tôi đã tiến hành khảo sát online cho GVCTS với sự hướng dẫn của điều tra viên.
2.2.3.3. Kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s Alpha)
Việc kiểm định độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo được thực hiện bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha thông qua phần mềm xử lý SPSS 25.0 để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn độ tin cậy.
Trên cơ sở này, chúng tôi đã tiến hành kiểm định độ tin cậy của các thang đo trong bảng hỏi và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.4. Bảng kiểm định độ tin cậy của thang đo ứng phó và thang đo yếu tố gây ra stress
Thang đo Tiểu thang đo Hệ số Anpha
Thang đo cách ứng phó (α = 0,868) Nhóm ứng phó né tránh 0,873 Nhóm ứng phó tập trung vào vấn đề 0,884 Nhóm ứng phó tập trung vào cảm xúc 0,871
Thang đo yếu tố gây ra stress
(α = 0,914)
Yếu tố công việc 0,890
Yếu tố quan hệ với trẻ 0,789
Yếu tố môi trường làm việc 0,874
Yếu tố ngoài công việc 0,761
2.2.3.4. Cách tính điểm
a) Thang đo ứng phó rút gọn (The Brief COPE)
Thang đo được tính theo điểm trung bình để biểu thị mức độ thường xuyên ứng phó với stress theo 3 nhóm ứng phó (ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề, ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc, ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực). Với thang điểm như sau: tôi làm điều này thường xuyên = 3 điểm; tôi làm điều này kha khá = 2 điểm; tôi làm điều này một chú = 1 điểm; tôi hoàn toàn không làm điều này = 0 điểm. Như vậy, nếu tổng điểm của cách ứng phó nào càng cao thì chứng tỏ cách ứng phó đó có ảnh hưởng càng lớn đến stress của giáo viên CTS.
b) Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến stress
Thang đo các yếu tố gây ra stress của giáo viên can thiệp sớm, từng nội dung được đánh giá với 4 mức độ lựa chọn của giáo viên tương ứng với các điểm số như sau: 1 điểm = không bao giờ; 2 điểm = thỉnh thoảng; 3 điểm = thường xuyên; 4 điểm = rất thường xuyên. Các yếu tố ảnh hưởng đến stress của GVCTS được đánh giá thông qua tổng điểm trung bình ở mỗi yếu tố ảnh hưởng.