khác hay tự hại)
68 1 4 2.62 0.91
việc yêu cầu trẻ RLPTK tiến bộ quả thực ảnh hưởng đến GVCTS rất nhiều. Đây không chỉ là yêu cầu chuyên môn trong đặc thù công việc, mà còn là nhiệm vụ được giao từ cấp trên. Hơn hết, chính là sự kỳ vọng của cha mẹ khi gửi con em mình vào các trung tâm để can thiệp. Khác với trẻ ở lứa tuổi sau 6 tuổi hoặc là đã đủ khả năng học hòa nhập, hoặc là tiếp tục chương trình chuyên biệt. Trẻ ở giai đoạn CTS này là giai đoạn vàng để can thiệp, hướng tới mục tiêu giúp trẻ hòa nhập xã hội và củng cố nền tảng cho trẻ bắt đầu chương trình tiền học đường, tiền tiểu học. Do vậy, cha mẹ có con gặp RLPTK trông đợi rất nhiều vào sự tiến bộ của trẻ. Điều này vô hình trung tạo nên những căng thẳng, áp lực trong mối quan hệ giữa trẻ và GV.
Rõ ràng các yếu liên quan trực tiếp tới trẻ đã gây ra rất nhiều căng thẳng, stress cho GVCTS. “Các con thường rất lăng xăng, chạy nhảy liên tục, lại không tự ý thức
được những hành động, tình huống gây nguy hiểm, đôi khi còn có những hành vi tự tổn thương hoặc gây hấn với người khác. Vì vậy, dù các cô đã cố gắng hết sức quan sát và can thiệp kịp thời để tránh những tình huống rủi ro có thể xảy ra, nhưng đôi khi trẻ vẫn có những vết thương hay trầy xước. Nếu phụ huynh hiểu cho thì không sao, còn không phụ huynh sẽ phản ánh lên cấp trên, rồi nói những lời khó nghe. Mỗi lần như vậy, em cảm thấy rất buồn, chỉ muốn tìm một công việc khác không liên quan gì đến trẻ này nữa” (cô N.T.H, quận 3).
3.2.3. Các yếu tố ngoài công việc
Bảng 3.6. Thứ bậc các yếu tố ngoài công việc
Thứ
bậc Các yếu tố N Min Max ĐTB ĐLC