4 Cố gắng xin lời khuyên về những việc mình cần phải làm 68 03 1.5 0.87 Tóm lại, GVCTS có xu hướng ứng phó với các tình huống khó khăn thường
1.2. Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Stress của GV tại các trung tâm CTS trên địa bàn TP.HCM diễn ra khá phổ biến với nhiều mức độ khác nhau. Theo thống kê, có 33,8% giáo viên bị stress, trong đó có 14,7% giáo viên có mức độ stress nhẹ, 10,3% giáo viên bị stress trung bình, 7,4% giáo viên bị stress cao và 1,5% giáo viên bị stress rất cao. Có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa mức độ stress và nơi làm việc của GVCTS, nhưng lại không có sự khác biệt giữa các độ tuổi, giới tinh, tình trạng hôn nhân, thâm niên, trình độ chuyên môn, thu nhập và chuyên ngành đào tạo. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu mới nhất của Trần Viết Phòng năm 2020 cho thấy stress của cư sĩ Phật tử ở thành phố Huế nhìn chung chưa đến mức báo động.
Có 4 nhóm yếu tô gây stress cho GVCTS bao gồm: nhóm yếu tố trong công việc, nhóm yếu tố ngoài công việc, nhóm yếu tố trong mối quan hệ với trẻ và cuối cùng là nhóm yếu tố từ môi trường làm việc. Trong đó nhóm yếu tố trong mối quan hệ với trẻ và nhóm yếu tố trong công việc gây stress nhiều nhất cho GVCTS.
Để tìm hiểu các cách ứng phó với stress của GV tại các trung tâm CTS trên địa bàn TP.HCM, dựa vào thang đo ứng phó COPE chúng tôi đã liệt kê ra 24 cách ứng phó
để khảo sát mức độ sử dụng các cách ứng phó này của GVCTS khi gặp các yếu tố gây stress. Kết quả cho thấy, khi đối mặt với các yếu tố gây stress GVCTS thường sử dụng các cách ứng phó tập trung vào vấn đề nhiều hơn các cách ứng phó tập trung vào cảm xúc hay né tránh. Như vậy, GVCTS trong nghiên cứu này đã lựa chọn cách ứng phó tích cực và trực tiếp hướng vào nguồn gốc, tác nhân gây stress để ứng phó hiệu quả hơn, giúp làm giảm các tác động tiêu cực của stress đối với GVCTS.
Dựa trên cơ sở lý luận và kết quả nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi kiến nghị 4 biện pháp nhằm giảm stress của GVCTS trên địa bàn TP.HCM sau đây: Biện pháp 1 - Nâng cao nhận thức của GVCTS về stress; Biện pháp 2 - Cải thiện môi trường làm việc của GVCTS; Biện pháp 3 - Cải thiện các mối quan hệ trong công việc với GVCTS; Biện pháp 4 - Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của GVCTS.
2. Kiến nghị
Dựa trên cơ sở lý luận được trình bày ở chương 2 và kết quả nghiên cứu thực tiễn ở chương 3, chúng tôi kiến nghị một số biện pháp nhằm giảm thiểu stress cho GVCTS trên địa bàn TP.HCM.
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của GVCTS về stress
Stress diễn ra khá phổ biến trong đời sống của GVCTS, qua nghiên cứu cho thấy GVCTS chịu ảnh hưởng của stress dưới nhiều mức độ khác nhau. Có nhiều yếu tố và cách ứng phó gây ra stress, từ đó để lại nhiều hệ quả trong công việc và cuộc sống của GV. Đồng thời, những hệ quả liên quan đến stress có mối liên hệ và có thể dự báo bởi các yếu tố gây ra stress ở GV. Vì vậy, nâng cao nhận thức của GV về mức độ, tác hại của stress; các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến stress và các cách ứng phó với stress hiệu quả trong hoạt động nghề nghiệp là rất cần thiết.
Trước khi giúp giáo viên có cách ứng phó tích cực với các yếu tố gây stress trong hoạt động nghề nghiệp, cần giúp giáo viên có những hiểu biết nhất định về các yếu tố có thể gây stress. Điều này sẽ giúp giáo viên có ý thức kiểm soát các yếu tố gây stress, những trải nghiệm về nhận thức, cảm xúc, hành vi tiêu cực có thể dẫn đến những hệ quả, giúp giáo viên phòng ngừa và giảm thiểu stress tiêu cực.
Nội dung của biện pháp này cần dạy cho GV cách nhận biết được các yếu tố và gọi tên chính xác các yếu tố gây stress ở GVCTS có liên quan các nhóm yếu tố gồm:
nhóm yếu tố liên quan đến mối quan hệ với trẻ; nhóm yếu tố trong và ngoài công việc; nhóm yếu tố từ điều kiện môi trường làm việc. Đồng thời cũng cho giáo viên nhận thức rõ được những trải nghiệm stress về thể chất, nhận thức, cảm xúc và hành vi khi giáo viên bị tác động bởi những yếu tố gây stress. Qua đó còn giúp giáo viên nhận biết được những hậu quả liên quan đến cá nhân, cơ quan/tổ chức khi xảy ra stress ở GVCTS.
Việc triển khai biện pháp này có thể tiến hành bằng nhiều cách khác nhau. Một trong những cách tác động hiệu quả là tổ chức lớp tập huấn hoặc hội thảo chuyên đề về stress ở GVCTS. Các trung tâm có thể tổ chức tập huấn các lớp kỹ năng cho giáo viên, triển khai trong các buổi giao ban, sinh hoạt chuyên môn ở các trường/trung tâm hay lồng ghép giảng dạy các kỹ năng cho giáo viên trong chương trình đào tạo giáo viên tại các trường đại học với các ngành nghề có liên quan. Bên cạnh đó có thể tác động đến giáo viên thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như đài, ti vi, sách, báo…. Ngoài ra có thể xuất bản các ấn phẩm có số lượng hợp lý như tờ rơi, sách giới thiệu mỏng. Qua đó đa dạng hóa kênh thông tin tiếp cận đến GVCTS, giúp GV có nhiều cơ hội, cách thức khác nhau để cùng tìm hiểu, nâng cao nhận thức về stress.
Biện pháp 2: Cải thiện môi trường làm việc của GVCTS
Thứ nhất: Cần tăng cường trang bị cơ sở vật chất trang thiết bị cho việc dạy và học nhằm hỗ trợ và phục vụ cho việc đánh giá, can thiệp, điều trị, chăm sóc trẻ RLPTK.
Thứ hai: Tăng cường sự hỗ trợ từ Ban quản lý/lãnh đạo của các trung tâm can thiệp, phát huy vai trò của các tổ chức trong môi trường làm việc như công đoàn, đoàn thanh niên…nhằm mục đích kịp thời thăm hỏi động viên, chia sẻ với GVCTS khi gặp khó khăn.
Thứ ba: Quản lý/lãnh đạo nên có sự phân cấp trong quản lý và tổ chức sắp xếp phân công công việc một cách hợp lý để không làm cho GVCTS có cảm giác mình bị "đổ lỗi" khi có những trường hợp sai sót xảy ra. Tạo điều kiện để GVCTS có cơ hội khẳng định giá trị của bản thân và có cơ hội thăng tiến trong công việc.
Thứ tư: Cần phân chia công việc hợp lý, xây dựng kế hoạch làm việc, phân bổ thời gian làm việc hiệu quả, đảm bảo số lượng nhân sự phù hợp với số lượng trẻ tránh
tình trạng quá tải. Tìm kiếm những sự hỗ trợ, nguồn lực, những giải pháp, những phương pháp phù hợp để giải quyết công việc một cách hiệu quả.
Biện pháp 3: Cải thiện các mối quan hệ trong công việc với GVCTS
Mối quan hệ với đồng nghiệp, với cấp trên, với trẻ và phụ huynh có ảnh hưởng rất nhiều đến stress của GVCTS, nghiên cứu trường hợp điển hình đã chứng minh điều đó. Do vậy, đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện các mối quan hệ trong công việc của GVCTS là việc quan trọng và cấp bách.
Mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên là mối quan hệ tương hỗ, tác động lẫn nhau. Vì vậy, việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, cấp trên sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Để đạt được những lợi ích đó cần sự nỗ lực của mỗi cá nhân và cả những chính sách tổ chức của ban lãnh đạo trong từng cơ quan:
− Tổ chức các hoạt động chuyên môn một cách đa dạng, kết hợp các hoạt động chuyên môn với hoạt động xã hội để tạo sự gắn bó giữa các GV. Định kỳ tổ chức các hình thức sinh hoạt tập thể, sinh hoạt dã ngoại, vui chơi…
− Tổ chức các chương trình giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa các GV trong và ngoài cơ quan. Tạo cơ hội để GV có cơ hội được thể hiện bản thân, gặp gỡ đồng nghiệp, bày tỏ ý kiến và chia sẻ những khó khăn trong nghề. Giúp GV hiểu nhau hơn, từ đó giảm bớt mâu thuẫn, mối quan hệ đồng nghiệp sẽ càng thêm gắn kết.
− Xây dựng văn hóa giao tiếp trong môi trường làm việc: tôn trọng - hợp tác - giúp đỡ - cùng nhau tiến bộ, góp ý trên tinh thần xây dựng, nói không với vấn nạn nói xấu, bắt nạt, bạo lực nơi công sở.
− Cấp trên cần lắng nghe, quan tâm đến những ý kiến đóng góp, xây dựng của GV nhiều hơn, cần chia sẻ, động viên, khích lệ nhân viên kịp thời. Ngược lại, GV cũng nên thấu hiểu, tin tưởng và ủng hộ các quyết định của các cấp lãnh đạo. Không nên có thái độ, lời nói không chừng mực, thiếu kiềm chế.
Ngoài ra, xây dựng mối quan hệ thân thiện, cởi mở nơi làm việc là một cách ứng phó nhằm vào giải quyết vấn đề, làm thay đổi mối quan hệ giữa con người với các yếu tố gây stress thông qua những hành động trực tiếp. Một trong những nguyên nhân gây nên căng thẳng trong công việc của GV tại các trung tâm CTS là những áp lực từ phía phụ huynh khi đòi hỏi, yêu cầu GVCTS phải chăm sóc và can thiệp trẻ một cách tốt
nhất. Việc xây dựng mối quan hệ tích cực với trẻ, giáo viên sẽ nhận được sự lắng nghe và hợp tác của trẻ trong các hoạt động trên lớp. Xây dựng mối quan hệ tích cực phụ huynh giáo viên sẽ nhận được sự tin tưởng, giúp đỡ, yêu mến, làm giảm nhưng căng thẳng không đang có khi xảy ra những tình huống cần trao đổi và chia sẻ. Để xây dựng mối quan hệ tích cực đó GV cần:
− Thể hiện tình yêu thương đối với trẻ: trò chuyện, vui cười với trẻ, chăm sóc và dành những cử chỉ yêu thương cho trẻ. Kiên nhẫn và khoan dung khi trẻ mắc sai lầm.
− Cần tổ chức bố trí nhân viên hành chính có kiến thức, am hiểu về lĩnh vực giáo dục trẻ PRLPTK để tư vấn, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho phụ huynh khi họ cần có sự giúp đỡ, giảm tải công việc ngoài chuyên môn cho GVCTS, giúp họ tập trung công việc không bị mâu thuẫn vai trò.
− Tăng cường các hình thức đối thoại, sinh hoạt nhằm lắng nghe ý kiến của với phụ huynh. Thêm thùng thư góp ý, thêm các kênh trao đổi thông tin, nên bố trí phòng tư vấn tâm lý tại các trung tâm can thiệp.
− Xây dựng các phòng tâm vận động, điều hòa cảm giác đủ tiêu chuẩn để trẻ giải tỏa năng lượng, giúp GV quản lý hành vi của trẻ tôt hơn.
Biện pháp 4: Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của GVCTS
Để tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho GVCTS cần có sự quan tâm vào cuộc của các tổ chức, các ban ngành và của toàn xã hội. Cần phải có một chiến lược giúp xã hội có cái nhìn chính xác hơn, toàn diện hơn về GVCTS cho trẻ tự kỷ. Giúp họ nhìn nhận đúng đắn về các giá trị mà nghề nghiệp này mang lại cho trẻ RLPTK nói riêng và trẻ khuyết tật nói chung.
Cải thiện đời sống tinh thần của GVCTS là nhiệm vụ hết sức cần thiết. Khi chúng ta không kiểm soát được cảm xúc, sẽ đẩy những cơn tức giận, những cảm xúc khó chịu lên cao và dẫn đến những hành vi không mong muốn, có thể gây hại cho chính bản thân và cho người khác. Chính vì vậy học cách kiểm soát cảm xúc là cách chúng ta cân bằng nội tâm, thư giãn làm xoa dịu cơn căng thẳng, tức giận, tăng sức mạnh thể chất và tinh thân để ứng phó với stress. Có thể đề xuất một số các biện pháp giúp GVCTS có thể áp dụng để kiểm soát tốt stress như sau:
thể thao, tham gia các hoạt động yêu thích; dành thời gian thư giãn, chăm sóc bản thân: mua sắm, làm đẹp,…
− Duy trì các sở thích, thói quen tốt cho sức khỏe: đọc sách, nghe nhạc, ngồi thiền, ngủ 8h/ngày, uống nhiều nước, ăn uống lành mạnh, không sử dụng chất kích thích, gây nghiện…
− Thực hiện nghiêm túc việc khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, trong đó thực hiện đầy đủ những quy định về thủ tục và hồ sơ khám sức khỏe định kỳ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sức khỏe của GV trong quá trình lao động, giúp lãnh đạo thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình sức khỏe của GV để quản lý và tổ chức sắp xếp công việc phù hợp với yêu cầu thực tế và tình trạng quá tải ở các trung tâm can thiệp hiện nay. Vì GV có khoẻ mạnh, tinh thần có thoải mái thì mới phát huy hết khả năng, nhiệt huyết chăm sóc, giảng dạy cho trẻ hiệu quả nhất.
− Bố trí phòng y tế hoặc phòng tư vấn tâm lý dành cho GV trong cơ quan, xem đây là nơi để GVCTS có thể nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi, cũng như chia sẻ những khó khăn, căng thẳng trong công việc. Giúp giáo viên có cách ứng phó tích cực đối với stress, giúp ngăn ngừa những hệ quả đáng tiếc có thể xảy ra.