Các cách ứng phó với stress của GVCTS cho trẻ RLPTK

Một phần của tài liệu STRESS VÀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRUNG TÂM CAN THIỆP SỚM CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM (Trang 35 - 37)

Căn cứ vào nội dung, hình thức và mục tiêu ứng phó, Moos và Billings (1982) xây dựng mô hình ứng phó tập trung vào nhận thức, tập trung vào vấn đề và tập trung vào cảm xúc. Theo Tuna (2003) trong mô hình ứng phó này, ứng phó tập trung vào nhận thức là cách ứng phó liên quan đến những nỗ lực nhằm hiểu và tìm kiếm những ý nghĩa tích cực trong hoàn cảnh có vấn đề; ứng phó tập trung vào vấn đề là cách ứng phó đối mặt thực tế với cuộc khủng hoảng bằng cách giải quyết các hậu quả và cố gắng đáp ứng tình huống tốt hơn; ứng phó tập trung vào cảm xúc là những nỗ lực để kiểm soát các cảm xúc sau khủng hoảng và duy trì sự cân bằng cảm xúc [56].

Theo Lazarus và Folkman (1984), ứng phó là sự thay đổi nhận thức và nỗ lực của cá nhân nhằm phản ứng lại với hoàn cảnh có những thách thức mà cá nhân đánh gia là vượt quá nguồn lực của họ. Với định nghĩa nêu trên, Lazarus và Folkman đã nhấn mạnh đến hai yếu tố là nhận thức và sự nỗ lực của cá nhân để đương đầu với các tình huống khó khăn/stress. Hai tác giả này cho rằng có hai chiến lược ứng phó cơ bản: (1) chiến lược ứng phó tập trung vào vấn đề (Problem - focused coping/Problem solving strategy); (2) chiến lược ứng phó tập trung vào cảm xúc (Emotion - focused coping/Emotuon - focused strategy). Sau các tác giả trên, Roth và Cohen (1986) đã đề xuất thêm khái niệm ứng phó né tránh (Avoidance coping) [21], [54], [57].

Theo Materny, có 2 loại ứng phó: ứng phó dự phòng (preventive coping) và ứng phó chống cự. Trong ứng phó dự phòng, cá nhân sẽ né tránh các tác nhân gây stress thông qua việc thích nghi với cuộc sống, thích nghi với các mức đòi hỏi, có các kiểu ứng xử làm giảm nguy cơ tạo ra stress, hay tạo ra các nguồn lực ứng phó. Trong ứng phó chống cự, cá nhân sẽ giám sát các tác nhân gây stress và các triệu chứng, sắp xếp

các nguồn lực nhằm ứng phó hữu hiệu, tấn công các tác nhân gây stress, đẩy lùi ý nghĩ tự “đầu hàng” và giữ được tình thần cởi mở cho những lựa chọn thích hợp, đồng thời dung nạp các tác nhân gây stress như “cấu tạo lại nhận thức nhằm vứt bỏ một kế hoạch gây nhiễu tâm thông qua việc đánh giá lại tính nghiêm trọng của các đòi hỏi về các hạn chế nguồn lực của bản thân”, hạ thấp mức kích động. Như vậy, trong stress bình thường, sự ứng phó là thích hợp và giúp cho cá thể phản ứng đúng nhằm tạo ra một cân bằng mới sau khi chịu tác động của sự kiện. Còn trong stress bệnh lý, khả năng ứng phó của cá thể tỏ ra không đầy đủ, không thích hợp và không thể đem lại sự cân bằng mới. Cho nên, tiếp theo đó sẽ có những rối loạn xuất hiện vì các mặt tâm thần, cư xử hay hành vi tạm thời, hoặc kéo dài [dẫn theo 1].

Năm 1997, Carver cụ thể hóa các kiểu ứng phó nêu trên thành các chiến thuật cụ thể và tích hợp lại trong lý thuyết 14 kiểu ứng phó, bao gồm: (1) tự làm phân tán (Self - distraction); (2) Ứng phó chủ động (Active coping); (3) Chối bỏ (Denial); (4) Sử dụng chất kích thích (Substance use); (5) Nhận hỗ trợ cảm xúc (Use of emotional support); (6) Nhận lời khuyên (Use of instrumental support); (7) Hành vi từ bỏ; (8) Trút bỏ (Venting); (9) Tái định khuôn tích cực (Positive reframing); (10) Lập kế hoạch (Planing); (11) Hài hước (Humor); (12) Chấp nhận (Acceptance); (13) Ứng phó bằng tôn giáo (Religion); (14) Tự trách bản thân (Self - blame) (Carver, 1997). Tuy nhiên, kết quả phân tích nhân tố không cho phép giữ nguyên 14 nhân tố như lý thuyết gốc mà nhóm lại thành ba nhân tố là: ứng phó né tránh; ứng phó tập trung vào vấn đề; ứng phó tập trung vào cảm xúc. Điều thú vị là, ba nhóm nhân tố này lại phù hợp với các lý thuyết nổi tiếng của các tác giả đi iên phong trong nghiên cứu ứng phó đã được đề cập đến ở trên như Lazarus và Folkman (1984), Moos và Billings (1982), Roth và Cohen (1986)…[20].

Có thể thấy, việc phân chia các cách ứng phó chỉ mang tính chất tương đối, vì mỗi cá nhân sẽ có những cách ứng phó khác nhau tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể, môi trường, đối tượng hay phụ thuộc vào đặc điểm tâm lý của cá nhân đó. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi thống nhất chia làm ba loại ứng phó mà cá nhân thể hiện trước những sự kiện hay những tình huống khó khăn vượt quá khả năng giải quyết:

Một phần của tài liệu STRESS VÀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRUNG TÂM CAN THIỆP SỚM CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w