TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Thực trạng stress của GV tại các trung tâm CTS trên địa bàn TP.HCM
3.1.1. Biều hiện và mức độ stress của GV tại các trung tâm CTS trên địa bàn TP.HCM
Khảo sát thực trạng mức độ stress của GVCTS dựa trên các biểu hiện về mặt cảm xúc, hành vi của GV trước các yếu tố gây stress nảy sinh trong hoạt động nghề nghiệp và trong cuộc sống. Thực tế cho thấy, GVCTS thường có những biểu hiện như: Suy nghĩ quá nhiều; căng thẳng thường xuyên; khó thư giãn; hoặc dễ cáu kỉnh, bực bội; dễ phật ý, tự ái; dễ bối rối; mất kiên nhẫn…
Để đánh giá mức độ stress trong công việc của GVCTS, chúng tôi sử dụng thang đo DASS 42. Điểm thô của thang đo DASS 42 được chuyển sang mức độ stress dựa trên việc đối chiếu với bảng quy ước chuẩn của DASS 42. Sử dụng phân tích thống kê tần số (Frequency) trong SPSS 25.0 thu được tỷ lệ GVCTS với các mức độ stress trên địa bàn TP.HCM như sau:
Bảng 3.1. Mức độ stress của giáo viên can thiệp sớm
STT Mức độ Stress Tần suất Tỷ lệ % 1 Không có stress 45 66.2 2 Stress nhẹ 10 14.7 3 Stress vừa 7 10.3 4 Stress nặng 5 7.4 5 Stress rất nặng 1 1.5 Tổng 68 100.0
Kết quả Bảng 3.1 cho thấy, trong 68 khách thể GVCTS có 33,8% giáo viên bị stress, có các mức độ stress từ nhẹ cho đến rất cao. Trong đó có 14,7% giáo viên có mức độ stress nhẹ, 10,3% giáo viên bị stress trung bình, 7,4% giáo viên bị stress cao và 1,5% giáo viên bị stress rất cao.
lệ khá cao (66.2%). Tỷ lệ này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu mới nhất của Trần Viết Phòng năm 2020 là 67,7% tỷ lệ cư sĩ Phật tử ở thành phố Huế không có stress [31]. Trên thực tế, khi quan sát, trò chuyện với GVCTS ở một số trung tâm trên địa bàn TP.HCM, nhiều GV đã chia sẻ rằng: “Thực sự em không cảm thấy stress hay
căng thẳng gì cả, có lẽ do tính em vô tư nên rất nhanh quên, chuyện gì cũng có thể bỏ qua được” (cô H.H.L, quận Bình Thạnh). Hay như chia sẻ của cô L.T.M.D “Đối với chị chuyện gì chị cũng có thể tự giải quyết được cả, từ trước đến nay chị chưa làm phiền ai bao giờ. Vì chị sợ người ta buồn, lo cho chị. Thế nên cứ mạnh mẽ, vui tươi thôi, mình có hạnh phúc thì người thân mới yên lòng được”. Đối với một số GVCTS,
những lúc cảm thấy căng thẳng trong công việc cũng như cuộc sống họ sẽ thư giãn bằng các cách như xem phim, nghe nhạc hay đi mua sắm, gặp gỡ bạn bè… như vậy là họ có thể cân bằng trở lại. Đồng thời họ có niềm tin rằng bản thân có đủ khả năng để tự mình đối diện giải quyết những khó khăn trong công việc và cuộc sống. Bên cạnh đó, tổng của bốn mức độ stress nhẹ, stress vừa, stress nặng và stress rất nặng ở GVCTS có tỷ lệ là 33,8%. Tỷ lệ này cho thấy, nhiều GVCTS đang có những biểu hiện stress. Tỷ lệ stress ở nhóm GVCTS này tương đương với kết quả nghiên cứu của Trần Viết Phòng (2020) là 32,3%. Nhưng lại thấp hơn rất nhiều so với một số nghiên cứu có cùng khách thể là giáo viên mầm non ở Việt Nam. Năm 2016, Phạm Thị Phương tiến hành nghiên cứu stress ở giáo viên mầm non tư thục cho thấy, trong số 140 GV tham gia khảo sát có tới 131 GV (93,6%) stress ở mức độ trung bình, và có 9 GV (6,4%) stress ở mức độ cao [30]. Nghiên cứu của Trịnh Viết Then cho kết quả hơn một nửa số GV mầm non tham gia nghiên cứu bị stress (54,5%). Trong đó, có 38% GV có mức độ stress nhẹ, 13,1% GV bị stress trung bình, 2,8% GV bị stress cao và 0,6% GV bị stress rất cao [44].
Như vậy, mức độ stress của GVCTS theo thang DASS chưa phải ở mức báo động. Tuy nhiên, với tổng số GVCTS bị stress là 33,8%, trong đó có tới 10,3% stress ở mức độ vừa, 7,4% ở mức độ nặng và 1,5% ở mức độ rất nặng thì stress đối với GVCTS vẫn cần được quan tâm, tìm hiểu. Nhất là trong xã hội ngày nay khi căn bệnh stress xuất hiện ngày càng thường xuyên, để lại nhiều hậu quả trong công việc cũng như trong cuộc sống. Hơn hết, đối với những GVCTS bị stress, việc tìm hiểu các yếu
tố gây stress, cách ứng phó với stress để giúp GVCTS giảm thiểu mức độ stress vẫn là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách.