Biểu hiện stress của GVCTS cho trẻ RLPTK

Một phần của tài liệu STRESS VÀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRUNG TÂM CAN THIỆP SỚM CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM (Trang 27 - 30)

1.3.1.1. Biểu hiện về sinh lý

Theo Đặng Phương Kiệt (2000) [24], hiện đã có khá đủ các công trình kiểm chứng các hậu quả của stress nghề nghiệp đối với hệ tim mạch và hệ tiêu hóa; Sự mệt mỏi thể xác, các sang chấn thân thể, các rối loạn giấc ngủ cũng đã được xác nhận. GVCTS cho trẻ RLPTK thường có thời gian làm việc trong giờ hành chính, không phải trực đêm như nhiều ngành nghề đặc thù khác. Tuy nhiên, do mức thu nhập còn thấp nên hầu hết giáo viên đều phải làm thêm ngoài giờ và ngày nghỉ, do vậy trung bình họ có thể làm từ 10 -14h/1 ngày làm việc. Thêm vào đó, khối lượng công việc nhiều, lại thiếu nhân lực, cộng với sự kỳ vọng về sự tiến bộ của trẻ từ cha mẹ và yêu cầu chăm sóc, đảm bảo an toàn cho trẻ khiến cho họ không có được thời gian nghỉ ngơi trọn vẹn để lấy lại năng lượng tiếp tục công việc. Điều này sẽ gây căng thẳng kéo dài, khiến cho giáo viên thường xuyên gặp một số vấn đề ảnh hưởng đến sinh lý.

Các triệu chứng thực tổn chính có thể liệt kê của stress nghề nghiệp của GVCTS gồm: Ăn không ngon miệng; Buồn nôn, chóng mặt, ù tai; Bị tiêu chảy, bị táo bón; Chán ăn hơn hoặc thèm ăn nhiều hơn trước; Đau ngực, tim đập nhanh; Mất ngủ hoặc ngủ quá ít, ngủ hay mê sảng, gặp ác mộng; Mệt mỏi, uể oải, bủn rủn tay chân; Thấy đau đầu, đau dạ dày; Vã mồ hôi, thấy ớn lạnh…

1.3.1.2. Biểu hiện về mặt tâm lý, cảm xúc

Trong thực tế hoạt động nghề nghiệp, người giáo viên can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ thường phải hoàn thành khối lượng công việc quá lớn. Với tính chất công việc tương đương với một giáo viên mầm non, khi họ trực tiếp làm việc với trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 6 tuổi. Hơn thế nữa, họ còn phải đối mặt với những tình huống phức tạp, cộng với gánh nặng trách nhiệm nên phải tính đến các phản ứng cảm xúc có thể xảy ra ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc và can thiệp trẻ.

Có lẽ hậu quả dễ đoán nhất của stress ở giáo viên can thiệp là không toại nguyện nghề nghiệp. Họ cảm thấy ít có động cơ thúc đẩy đi làm, ít có động cơ hoàn thành tốt công việc trong lúc làm việc hoặc không muốn tiếp tục làm việc nữa. Những triệu chứng khác xuất hiện vào các giai đoạn khác nhau trên con đường không toại nguyện nghề nghiệp và diễn ra khác nhau tuỳ từng người.

Các rối nhiễu tâm lý thể hiện một mối liên hệ chặt chẽ với các điều kiện nghề nghiệp. Nghiên cứu trong đủ loại nghề nghiệp, trong đó có giáo viên đã chỉ ra những phát hiện điển hình về các triệu chứng stress nghề nghiệp như [22]: Lo lắng, căng thẳng, lú lẫn, dễ phát cáu; Các cảm giác hẫng hụt, tức giận và oán giận; Quá nhạy cảm cảm xúc và hiếu động; Nén lại các cảm nghĩ; Giảm hiệu quả trong giao tiếp; Co mình lại và trầm nhược; Cảm giác bị xa lánh và ghét bỏ; Buồn chán và không toại nguyện trong nghề nghiệp; Mệt mỏi tinh thần và trí lực giảm sút; Mất tập trung; Mất tính tự phát và tính sáng tạo; Giảm lòng tự trọng.

Biểu hiện của stress về mặt tâm lý được nhìn nhận, khai thác trên nhiều góc độ khác nhau. Có thể nói biểu hiện về mặt tâm lý của stress được thể hiện ở sự thay đổi hoạt động của các quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý, thuộc tính tâm lý... Những thay đổi này thể hiện ra bên ngoài hay qua các thông số có thể đo được ở nhiều mức độ khác nhau tùy theo cường độ, nhịp độ các tác nhân gây ra stress, phụ thuộc vào nhận

thức, cách biểu hiện của chủ thể trước tác nhân [34].

Lo hãi, căng thẳng, tức giận và oán hận là trong số các triệu chứng thường được nhắc tới nhiều hơn. Một số người thấy sức ép nghề nghiệp quá lớn sinh ra tâm lý xa cách và dần dần trở nên trầm nhược. Tình trạng này có thể xảy ra sau khi người lao động cố gắng nhưng thất bại không vượt qua được tình huống stress. Nếu hiện tượng này thường diễn ra thì hậu quả có thể là người lao động cảm thấy không tự lực được, khiến họ không muốn thay đổi gì cả, mặc dầu vẫn có khả năng làm điều đó. Mặt khác, một số người có thể chẳng bao giờ cố gắng cả, bởi vì họ đã mang nặng ý nghĩ không thể tự lực trong hoạt động nghề nghiệp rồi [25].

1.3.1.3. Biểu hiện về mặt hành vi

Các biểu hiện thường gặp của stress về hành vi từ nhẹ đến nặng có thể là: Sự chần chừ và né tránh công việc; Thành tích và năng suất giảm; Tăng lạm dụng rượu và ma túy; Phá hoại thẳng thừng trên nghề nghiệp; Tăng số ngày nghỉ; Ăn quá nhiều như một cách trốn thoát, gây ra béo phì; Ăn ít như một cách co mình lại, có thể kết hợp với các dấu hiệu trầm nhược; Ăn mất ngon và giảm trọng lượng đột ngột; Tăng hành vi nhiều nguy cơ kể cả lái xe liều lĩnh và đánh bạc; Hung bạo, phá hoại công trình văn hóa và ăn cắp; Các quan hệ xấu đi với gia đình và bạn bè; Tự sát và mưu toan tự sát [25].

Những rối loạn tâm lý biểu hiện về mặt hành vi do công việc gây stress trong thời gian dài, khiến cho stress ở giáo viên ngày càng trở nên trầm trọng. Họ có thể không thể duy trì được những hoạt động kéo dài và không quản lý được thời gian của mình; cảm thấy bối rối và khó trấn tĩnh lại được; không chấp nhận được việc có điều gì đó xen vào cản trở công việc đang làm…Nhiều người tìm cách giảm stress tạm thời bằng cách lao vào ăn uống, hút thuốc, uống rượu hoặc mua sắm vô độ. Bản thân họ cũng không nhận ra là mình đang lạm dụng quá mức. Còn đối với những người ý thức được thì lại thường có hành vi tự hủy hoại bản thân, tách mình khỏi gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Ngoài các dấu hiệu trên, các yếu tố hành vi khác thường gặp như: khó ngủ, ăn không ngon; nói năng không rõ ràng, nói liên tục về một sự việc; hay tranh luận hoặc âm thầm rút lui; uống thuốc an thần, tự tử.

tương đối phức tạp. Điểm chung ở những người bị stress là sự hiện diện của một số các dấu hiệu có tính chất cảnh báo về mặt cơ thể, tâm lý và hành vi [34]. Trong đề tài này, chúng tôi tập trung đánh giá các mức độ stress trên các biểu hiện về mặt tâm lý, cảm xúc và hành vi của GVCTS.

Một phần của tài liệu STRESS VÀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRUNG TÂM CAN THIỆP SỚM CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w