Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Một phần của tài liệu STRESS VÀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRUNG TÂM CAN THIỆP SỚM CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM (Trang 50 - 54)

Nhằm xử lý, phân tích các dữ liệu thu được từ các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và trắc nghiệm.

2.2.6.2. Nội dung nghiên cứu

Các dữ liệu thu được từ bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 25.0. Các thông số và phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu là thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận (so sánh sự khác biệt, tương quan). Các chỉ số được sử dụng tương ứng như sau:

a) Phân tích dữ liệu định tính

Sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu định tính để xử lý phiếu khảo sát mở và phỏng vấn sâu.

− Xử lý câu hỏi mở trong khảo sát mở giáo viên: Các kết quả khảo sát mở với 10 khách thể trả lời về câu hỏi: “Khi gặp căng thẳng/stress trong công việc cũng như trong cuộc sống thầy/cô thường có những biểu hiện như thế nào?”; “Xin thầy cô cho biết những yếu tố nào (tình huống/ sự kiện) gây căng thẳng, stress cho thầy/cô trong công việc cũng như trong cuộc sống?”; “Khi gặp những căng thẳng, stress (tình huống/ sự kiện gây ra) thầy cô đã ứng phó như thế nào?”. Kết quả được chúng tôi mã hóa, thống kê, chỉnh sửa để xây dựng bảng điều tra thử.

− Xử lý kết quả phỏng vấn sâu: Các kết quả phỏng vấn sâu đối với các khách thể được chúng tôi trình bày, trích dẫn, phân tích trong các vấn đề cụ thể của kết quả nghiên cứu đề tài, bổ sung cho những kết quả phân tích bằng phương pháp phân tích định lượng. Thông tin về khách thể khi trích dẫn được thống nhất là viết tắt mã phiếu phỏng vấn; để thêm một số thông tin về tuổi, nơi công tác, quận hoặc huyện trong khi luận giải, phân tích.

b) Phân tích dữ liệu định lượng

(1) Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha (α) để xác định độ tin cậy của các thang đo và tương quan giữa các item và tổng trong các thang đo của bảng hỏi.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chấp nhận hệ số tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (60%). So sánh hệ số toàn thang đo lúc đầu với hệ số Alpha khi một số item bị loại bỏ, đảm bảo khi bỏ đi hay thêm một item nào đó, hệ số Alpha vẫn cần đạt được độ tin cậy lớn hơn 60%.

(2) Phân tích thống kê mô tả

toàn thang đo.

− Độ lệch chuẩn (Standardizied Deviation) được dùng để mô tả mức độ phân tán hay mức độ tập trung của các câu trả lời được lựa chọn.

− Tần suất phần trăm các phương án lựa chọn cho từng ý kiến.

(3) Phân tích thống kê suy luận: Chúng tôi sử dụng các thông số: phân tích hệ số tương quan biến - tổng, phân tích so sánh, phân tích sự khác biệt giữa cá nhóm nhân khẩu học

(4) Tạo các biến số

− Biến số stress: Ở nghiên cứu này chúng tôi chỉ sử dụng 14 item của thang tự đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu, căng thẳng - DASS 42. Mỗi item có 04 phương án trả lời tương ứng với nó là 4 mức điểm: Không đúng với tôi chút nào cả = 0; Đúng với tôi phần nào, hoặc thỉnh thoảng mới đúng = 1; Đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng= 2; Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng = 3.

− Biến số cách ứng phó với stress: Sau khi đo độ tin cậy và tính hiệu lực thang đo cách ứng phó còn 24 item, được chia làm 3 nhóm ứng phó bao gồm: nhóm ứng phó dè dặt, né tránh, tiêu cực (câu C10.1 đến C10.14); nhóm ứng phó tập trung vào giải quyết vấn đề (câu C10.16 đến C10.22); nhóm ứng phó tập trung vào điều tiết cảm xúc (câu C10.23 đến C10.27). Mỗi item được đánh giá với 4 mức độ tác động, tương ứng với 4 mức độ để khách thể lựa chọn như sau: tôi làm điều này thường xuyên = 3 điểm; tôi làm điều này kha khá = 2 điểm; tôi làm điều này một chút = 1 điểm; tôi hoàn toàn không làm điều này = 0 điểm.

− Biến số yếu tố gây ra stress: Sau khi loại bỏ các item không phù hợp thang đo các yếu tố gây ra stress còn lại 20 item để phân tích. Thang đo được chia ra làm 4 nhóm: nhóm những yếu tố trong công việc (câu C11.2 đến C11.10); nhóm những yếu tố trong mối quan hệ với trẻ (câu C11.12, C12.14, C11.15); nhóm những yếu tố ngoài công việc (câu C11.16 đến C11.19); nhóm những yếu tố từ điều kiện môi trường làm việc (câu C11.20 đến C11.23). Mỗi item có 4 phương án trả lời, tương ứng với 4 mức độ tác động đến khách thể lựa chọn như sau: 1 điểm = không bao giờ; 2 điểm = thỉnh thoảng; 3 điểm = thường xuyên; 4 điểm = rất thường xuyên.

Tiểu kết chương 2

tại các trung tâm CTS cho trẻ RLPTK trên địa bàn TP.HCM. Nhìn chung, mẫu nghiên cứu có sự đa dạng về nơi làm việc, trình độ, thâm niên, mức thu nhập nhưng lại có sự chênh lệch khá lớn về giới tính. Do đặc thù công việc của GVCTS chủ yếu là giảng dạy và chăm sóc cho trẻ trong độ tuổi mầm non nên đa số GV đều là nữ, nam chỉ chiếm 7% toàn mẫu.

Đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để có cái nhìn cụ thể và toàn diện về thực trạng stress trong công việc, các yếu tố gây ra stress và các cách ứng phó với stress của GVCTS, bao gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp quan sát, phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp trắc nghiệm, phương pháp xử lý số liệu bằng thống kế toán học (phần mềm SPSS 25.0).

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài qua 2 giai đoạn: Giai đoạn nghiên cứu lý luận và giai đoạn nghiên cứu thực tiễn. Những dữ liệu thu thập được qua các giai đoạn nghiên cứu có thể đảm bảo tính chính xác, khoa học và kết quả đạt được ở chương 3 của đề tài.

Một phần của tài liệu STRESS VÀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRUNG TÂM CAN THIỆP SỚM CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w