Mức độ stress của GVCTS cho trẻ RLPTK

Một phần của tài liệu STRESS VÀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRUNG TÂM CAN THIỆP SỚM CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM (Trang 30 - 31)

Nhìn chung, việc phân chia mức độ stress có tính chất tương đối, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: đặc điểm tâm sinh lý cá nhân, tính chất của các yếu tố gây stress, hoàn cảnh gây stress… Do vậy, tùy vào mục tiêu nghiên cứu mỗi tác giả sẽ phân chia các mức độ stress khác nhau.

Về khái niệm thì “Mức độ stress là mức đáp ứng của cơ thể đối với môi trường, được xác định một cách tương đối” [11], [23].

Có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại mức độ stress:

Tác giả Đỗ Văn Đoạt đã nghiên cứu stress trên sinh viên với 3 mức độ: trung bình (ít căng thẳng), cao (căng thẳng), rất cao (căng thẳng) [11, tr. 36-37].

Theo Tô Như Khuê, stress có 3 mức độ là [39, tr.30-31]:

Mức độ stress bình thường: Là mức độ đảm bảo hoạt động sống bình thường, cho

dù có chịu tác động bởi những tác nhân gây căng thẳng nhẹ hoặc vừa nhưng cá nhân vẩn giữ được trạng thái cân bằng, không có ảnh hưởng của yếu tố căng thẳng đáng kể, ở mức độ này hoạt động tâm sinh lý diễn ra bình thường. Mức độ stress cao: Khi có các tác nhân gây căng thẳng đáng kể, cơ thể phải sử dụng thêm một số các năng lượng và cấu trúc lại hệ thống chức năng để thích nghi với những kích thích đó, các phản ứng thích nghi đạt tới mức giới hạn nếu yếu tố gây căng thẳng đến mức tới hạn. Ở mức độ này, mặc dù có những biến đổi của cơ thể nhưng nó sẽ được hồi phục lại sau khi tác nhân ngừng hoạt động. Tuy nhiên nếu mức độ này kéo dài, hoặc tác nhân kích thích quá mức hơn nữa thì phản ứng thích nghi sẽ không phản ứng được nữa, cơ thể sẽ chuyển sang trạng thái bệnh lý.

Mức độ stress bệnh lý: Ở mức độ này, các phản ứng của cơ thể không còn hiệu

quả mong muốn, các hệ thống chức năng mang tính mềm dẽo, môi trường bên trong có nhiều rối loạn và không trở lại bình thường khi kích thích ngưng tác động.

thẳng mà con người có thể tự cảm nhận được là mức độ 1 - rất căng thẳng; mức độ 2 -

căng thẳng và mức độ 3 - ít căng thẳng [23]. Cách phân chia mức độ stress của

Nguyễn Thành Khải đã chỉ ra những đặc điểm tâm sinh lý cá nhân, tính chất của các yếu tố gây stress, hoàn cảnh gây stress và sự đánh giá và thái độ của chủ thể về tác nhân gây stress.

Tác giả Trịnh Viết Then (2016) lại chia stress thành 5 mức độ khác nhau: 1 - Không

bị stress; 2 - stress nhẹ; 3 - Stress vừa phải; 4 - Stress cao; 5 - Stress rất cao [44].

Dựa vào cách phân chia của các tác giả nếu trên, và các tiêu chí đánh giá theo các yếu tố ảnh hưởng và cách ứng phó với stress. Trong luận văn này chúng tôi chia mức độ stress thành 5 mức độ tương ứng: 1 - Không có stress; 2 - Stress nhẹ; 3 - Stress vừa; 4 - Stress nặng; 5 - Stress rất nặng.

Một phần của tài liệu STRESS VÀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRUNG TÂM CAN THIỆP SỚM CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM (Trang 30 - 31)