2.2.2.1. Mục đích sử dụng
Nhằm tìm hiểu các mức độ stress của GV tại các trung tâm CTS trên địa bàn TP.HCM
2.2.2.2. Trắc nghiệm sử dụng
Thang đánh giá lo âu - trầm cảm - stress (Depression - Anxiety - stress Scale - DASS)
Thang tự đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu, căng thẳng, (Depression - Anxiety - Stress Scale - DASS) của Lovibond và Lovibond (1995) gồm 42 câu hỏi, dùng để đánh giá mức độ rối loạn về 3 mặt: trầm cảm, lo âu và căng thẳng; mỗi mặt gồm 14 câu. Các giáo viên được yêu cầu xác định mức độ xảy ra với bản thân trong vòng 7 ngày gần nhất của các biểu hiện/sự kiện trên thang đo gồm 4 mức độ. Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ sử dụng các items đánh giá mức độ stress gồm 14 items. Bao gồm các câu: 1, 6, 8, 11, 12, 14, 18, 22, 27, 29, 32, 33, 35 và 39.
Thang lượng giá DASS 42 sử dụng rộng rãi ở Việt Nam được dịch bởi Viện sức khỏe tâm thần quốc gia và đã được xác nhận như một công cụ sàng lọc lo âu, trầm cảm, stress ở Việt Nam. Trong một nghiên cứu của tác giả Lê Minh Thuận (2011) trên 422 sinh viên, độ tin cậy của DASS 42 là α = 0,90 [46]. Ở một nghiên cứu cắt ngang khác cùng tác giả hệ số tin cậy Cronbach’s Anpha của thang đo DASS 42 là α = 0,91.
2.2.2.3. Cách tính điểm
Điểm Stress được tính bằng cách cộng điểm các đề mục thành phần. Không đúng với tôi chút nào cả = 0; Đúng với tôi phần nào, hoặc thỉnh thoảng mới đúng = 1; Đúng với tôi phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng = 2; Hoàn toàn đúng với tôi, hoặc hầu hết thời gian là đúng = 3.
Bảng 2.2. Bảng chuẩn xác định mức độ rối loạn dựa trên điểm thô của DASS 42
Giá trị Mức độ Stress 1 Không có stress 0 - 14 2 Nhẹ 15 - 18 3 Vừa 19 - 25 4 Nặng 26 - 33 5 Rất nặng ≥ 34