Mối quan hệ với nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc

Một phần của tài liệu Nguyên tắc suy đoán vô tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 26 - 27)

tội

TTHS là một lĩnh vực đặc thù và nhạy cảm, là hoạt động tư pháp nên trong quan hệ giữa các chủ thể tiến hành tố tụng và những chủ thể khác (đặc biệt là người bị buộc tội) luôn có sự bất bình đẳng, với sự yếu thế luôn nghiêng về người bị buộc tội. Vì vậy, để bảo vệ các quyền của người bị buộc tội, pháp luật TTHS đã đề ra nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội nhằm đặt ra một hành lang pháp lý buộc cơ quan tiến hành tố tụng phải thực thi nhiệm vụ của mình theo đúng pháp luật.

Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội là một trong những nguyên tắc thể hiện tính dân chủ và nhân đạo của nền tư pháp TTHS hiện nay. Thông qua nguyên tắc này, người bị buộc tội bảo vệ quyền và lợi ích của mình tốt hơn thông qua hoạt động bào chữa. Trong khi đó, nguyên tắc SĐVT có quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Như vậy nội dung trên của nguyên tắc SĐVT đã thể hiện rõ quan điểm người bị buộc tội có quyền được chứng minh mình không có tội - một trong những cơ sở để người bị buộc tội áp dụng nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội.

“Pháp luật coi người bị buộc tội là những người không có tội cho tới khi điều ngược lại được chứng minh”20. Trước khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, các quyền con người của người bị buộc tội vẫn được đảm bảo, trừ một số quyền bị hạn chế theo quy định của pháp luật. Do đó họ vẫn có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa hoặc cùng với người bào chữa bào chữa cho bản thân. Không một cơ quan hay cá nhân nào có quyền ngăn chặn hay gây khó khăn cho người bị buộc tội khi họ tiến hành các hoạt động để thực hiện quyền bào chữa cho bản thân.

Việc tôn trọng và thực hiện triệt để nguyên tắc SĐVT là cơ sở quan trọng để nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội được áp một cách hiệu quả. Và khi nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội được áp dụng một cách hoàn hảo thì một phần của nguyên tắc SĐVT đã được tuân thủ. Hai nguyên tắc này hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau khi thực hiện các nhiệm vụ của TTHS.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc suy đoán vô tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 26 - 27)