NAM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
Từ khi BLTTHS năm 2015 được ban hành và có hiệu lực, thực tiễn đã khẳng định vai trò quan trọng và không thể thay thế trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo quyền con người, quyền công dân và các quyền quan trọng khác của người tham gia tố tụng (chủ yếu là bị cáo), góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Các quy định liên quan đến nguyên tắc SĐVT đóng vai trò là cơ sở pháp lý quan trọng và hữu hiệu giúp người bị buộc tội biết và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình; cơ quan, người THTT thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, hạn chế oan, sai, “án bỏ túi”, “án tại hồ sơ”, không bỏ lọt tội phạm, đảm bảo tính khách quan, toàn diện, đầy đủ của việc giải quyết vụ án hình sự.
3.1. Thực trạng áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội tại Việt Nam
3.1.1. Thực trạng quy định pháp luật tố tụng hình sự về nguyên tắc suy đoánvô tội vô tội
* Ưu điểm của quy định pháp luật tố tụng hình sự về nguyên tắc suy đoán vô tội
Thông qua những trình bày ở các phần trước, theo tác giả, những quy phạm pháp luật liên quan đến nguyên tắc SĐVT trong BLTTHS năm 2015 có những ưu điểm sau:
- Trước đây, tên gọi của nguyên tắc SĐVT theo BLTTHS năm 2003 chưa cụ
thể và bao hàm toàn bộ nội dung nguyên tắc. BLTTHS năm 2015 đã khắc phục được hạn chế đó với việc ghi nhận nội dung nguyên tắc này vào điều khoản mang tên “Suy đoán vô tội”.
- Thay vì cụm từ “không ai” như BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 cũng đã xác định rõ chủ thể được SĐVT là người bị buộc tội và cụm từ “người bị buộc tội” cũng đã được giải thích rõ tại điểm đ khoản 1 Điều 4 BLTTHS năm 2015.
- Quyền bào chữa của người bị buộc tội được mở rộng, phát triển; vai trò của người bào chữa được phát huy thông qua việc bổ sung quyền cho người bào chữa, tạo điều kiện để người bào chữa tiếp cận các nguồn chứng cứ, được tham gia vào việc tranh luận tại phiên tòa, từ đó đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội.
- Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm đã được ghi nhận một
cách chính thức tại Điều 26 BLTTHS năm 2015. Quy định này giúp nâng cao vị thế của người bào chữa, cũng như đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội và là một trong những cơ chế giúp xác định sự thật vụ án một cách tốt hơn.
- So với BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 đã xác định rõ về chủ thể
được SĐVT và chủ thể có trách nhiệm đảm bảo SĐVT. Điều này tạo cơ sở vững chắc trong việc xác định chủ thể nào có trách nhiệm chứng minh tội phạm, đó là cơ quan, người THTT. Cơ quan, người THTT không thể buộc người buộc tội phải chứng minh mình không có tội, từ đó đảm bảo quyền con người, quyền công dân của người bị buộc tội. Đồng thời, BLTTHS năm 2015 cũng xác định rõ nhiệm vụ của từng cơ quan, người THTT, giúp việc giải quyết vụ án được thực hiện một cách thuận lợi, không xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm.
* Hạn chế của quy định pháp luật tố tụng hình sự về nguyên tắc suy đoán vô tội
Thứ nhất, về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử. Khoản 4
Điều 153 BLTTHS năm 2015 quy định: “Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố
mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm”. Theo tác giả quy định trên chưa phù hợp với
nguyên tắc SĐVT bởi lẽ theo nguyên tắc SĐVT, Tòa án là chủ thể giữ vai trò trung gian, “trọng tài” và không tham gia vào việc buộc tội hay gỡ tội. Việc quy định trên của BLTTHS năm 2015 đã vô hình chung khiến Tòa án nghiêng về phía buộc tội và không còn giữ được vai trò trung gian của mình, quyền và lợi ích của người bị buộc tội khó có thể được đảm bảo khi mà chủ thể có thẩm quyền tuyên họ có hay không có tội lại là chủ thể buộc tội mình. Ngoài ra điều này còn thể hiện thông qua quy định Tòa án có thể xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố77. Thậm chí nếu xét thấy cần thiết, Tòa án có thể xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó78. Quy định này cũng đã khiến Tòa án trở thành một trong những cơ quan buộc tội, không còn đảm bảo vai trò trọng tài của Tòa án.
Thứ hai, về nguyên tắc tranh tụng. Tranh tụng không chỉ tồn tại ở giai đoạn xét xử mà còn xuất hiện ở các giai đoạn tố tụng khác như khởi tố, điều tra và truy tố. Tranh tụng là một trong những hoạt động quan trọng, giúp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, đảm bảo nguyên tắc SĐVT được thực thi trên thực tế. Việc ghi nhận tại khoản 5 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 và Điều 26 BLTTHS năm 201579được hiểu rằng tranh tụng chỉ xuất hiện ở giai đoạn xét xử là chưa khái
77Khoản 2 Điều 298 BLTTHS năm 2015.
78Khoản 3 Điều 298 BLTTHS năm 2015.
79Điều 26 BLTTHS năm 2015 về Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm quy định:
“Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển đến Tòa án để xét xử phải đầy đủ và hợp pháp. Phiên tòa xét xử vụ án hình sự phải có mặt đầy đủ những người theo quy định của Bộ luật này, trường hợp vắng mặt phải vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc trường hợp khác do Bộ luật này quy định. Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tòa án”.
Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự để xác định tội danh, quyết định hình phạt, mức bồi thường thiệt hại đối với bị cáo, xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa.
quát hết được vai trò của nguyên tắc tranh tụng, khiến phạm vi áp dụng của nguyên tắc này bị thu hẹp, chỉ gói trọn trong giai đoạn xét xử trong khi nguyên tắc này vẫn xuất hiện trong các giai đoạn khác của quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Thứ ba, BLTTHS năm 2015 hiện nay, tuy đã quy định đầy đủ về nội dung
nguyên tắc SĐVT nhưng các nội dung này chưa được quy định thống nhất tại một điều luật cụ thể. Theo đó, nội dung về “trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về
cơ quan, người THTT, người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh mình không có tội”thay vì được quy định tại Điều 13 về Suy đoán vô tội, lại được quy định tại Điều 15 về Xác định sự thật vụ án.
Thứ tư, BLTTHS năm 2015 chưa chính thức ghi nhận “Quyền im lặng” là một trong các quyền cơ bản của người bị buộc tội. Theo tác giả, quyền im lặng của người bị buộc tội là quyền không buộc đưa ra lời khai chống lại mình hoặc buộc phải nhận là mình có tội. “Nghi can được tự do trình bày lời khai, trình bày ý kiến. Nghi can được phép im lặng, không buộc phải trả lời các câu hỏi của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, Tòa án nếu như họ cho rằng việc đó gây ảnh hưởng quyền, lợi ích hợp pháp của họ”80. Việc quy định “Quyền im lặng” có thể giúp giảm việc kết án nhầm, bảo vệ tốt hơn quyền và nghĩa vụ của người bị buộc tội.