Thời hạn truy tố vụ án hình sự và việc ra các quyết định tố tụng

Một phần của tài liệu Nguyên tắc suy đoán vô tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 59 - 62)

Trước hết nguyên tắc SĐVT thể hiện trong quy định về thời hạn truy tố vụ án hình sự được quy định tại Điều 240 BLTTHS năm 201542. Việc pháp luật quy định về thời hạn truy tố vụ án hình sự không chỉ thể hiện thái độ thận trọng của Nhà nước trong việc trao quyền hạn này cho Viện kiểm sát mà còn thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước đối với quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Bởi ở giai đoạn này, người bị buộc tội vẫn chưa bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, do đó họ vẫn là một công dân vô tội, không thể bị đối xử như người có tội bởi bất kỳ cơ quan, cá nhân nào, kể cả Viện kiểm sát. Cho nên các nhà làm luật đã quy định thời hạn tối đa, buộc Viện kiểm sát phải tiến hành nghiên cứu hồ sơ, kiểm tra, thẩm định chứng cứ trong thời hạn cho phép, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người bị buộc tội. Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát là cơ quan có nghĩa vụ chứng minh tội phạm và nghĩa vụ này phải được thực hiện trong một thời hạn nhất định. Hết thời hạn này, nếu vẫn không thể chứng minh tội phạm, Viện kiểm sát phải ra các kết luận có lợi cho bị can với các quyết định tố tụng tương ứng. Nguyên tắc SĐVT được thể hiện trong giai đoạn truy tố vụ án hình sự thông qua việc Viện kiểm sát ra một trong 03 quyết định sau:

42Khoản 1 Điều 240 BLTTHS năm 2015 quy định:

“Trong thời hạn 20ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định:

a) Truy tố bị can trước Tòa án;

b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;

c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.

Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.

Thứ nhất, Viện kiểm sát ra quyết định truy tố bị can (Điều 243 BLTTHS năm 2015) ra trước Tòa án bằng bản cáo trạng khi thấy đã đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can. Bản cáo trạng ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; những chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng. Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra cáo trạng; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra bản cáo trạng43. Từ nội dung của Bản cáo trạng cho thấy, Viện kiểm sát là chủ thể có trách nhiệm chứng minh, những vấn đề nêu ra trong Bản cáo trạng là toàn bộ những vấn đề cơ bản nhất cần phải làm rõ bằng hệ thống chứng cứ và Viện kiểm sát chỉ có thể thực hiện việc buộc tội nếu đã có đủ hệ thống chứng cứ đó. Và ngược lại, nếu không thể thu thập đủ các chứng cứ thì Viện kiểm sát không được truy tố, phải suy đoán theo hướng có lợi cho người bị buộc tội.

Thứ hai, Viện kiểm sát quyết định không truy tố và ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 15544 và Điều 15745của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91

43Điều 243 BLTTHS năm 2015.

44Khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm 2015 quy định:“Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

45Điều 157 BLTTHS năm 2015 quy định:

“Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau: 1. Không có sự việc phạm tội;

2. Hành vi không cấu thành tội phạm;

3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; 5. Đã hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự;

6. Tội phạm đã được đại xá;

7. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138,139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố”.

của Bộ luật hình sự46. Quy định trên một lần nữa khẳng định một trong những nội dung quan trọng của nguyên tắc SĐVT: Người bị buộc tội chưa bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ căn cứ để truy tố bị can ra trước Tòa án, Viện kiểm sát sát phải ra quyết định đình chỉ vụ án, không truy tố và đình chỉ vụ án. Tại thời điểm này, người bị buộc tội đã được giải thoát khỏi sự ràng buộc phải chịu trong quá trình THTT.

Thứ ba, Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung. Theo Điều 245 BLTTHS năm 2015, Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung khi có một trong các căn cứ được quy định tại Điều này. Theo đó, mỗi căn cứ để Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung đều thể hiện nội dung nguyên tắc SĐVT. Cụ thể là:

Một là,còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được47. Quy định này thể hiện rõ sự thận trọng của Nhà nước đối với việc truy tố bị can trước Tòa án, công tác này phải được thực hiện một cách khách quan, toàn diện, đảm bảo trình tự, thủ tục thực hiện và chứng cứ phải chính xác, hợp pháp. Theo nguyên tắc SĐVT, việc chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan THTT, người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh mình vô tội, do đó, đa số việc thu thập, đánh giá chứng cứ trong giai đoạn điều tra đều được cơ quan điều tra tiến hành. Việc chứng minh của cơ quan, người THTT phải chứng minh tội phạm một cách đầy đủ, toàn diện, không phiến diện, nếu không thể thực hiện điều này, Viện kiểm sát phải ra quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung. Vì vậy, ở giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát cần và phải thực hiện việc kiểm tra, đánh giá các chứng cứ trên một cách khách quan, chính xác, phù hợp với các quy định của pháp luật, tránh tình trạng truy tố bị can trong khi các vấn đề cần chứng minh tại Điều 85 chưa được chứng minh toàn bộ.

46Khoản 1 Điều 248 BLTTTHS năm 2015.

Hai là, trong quá trình THTT có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng48. Theo nguyên tắc SĐVT, người bị buộc tội chưa là người có tội cho đến khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và quá trình THTT phải tuân thủ các quy định của pháp luật TTHS. Quy định về thủ tục tố tụng phải được đảm bảo trong mọi giai đoạn tố tụng do đó khi có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong bất kỳ giai đoạn nào, để khắc phục vi phạm, đảm bảo tính hợp pháp của quá trình THTT và thực hiện nguyên tắc SĐVT một cách triệt để, Viện kiểm sát phải ra quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung.

Ba là, Có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác hoặc có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can49. Tương tự các căn cứ khác, căn cứ này được quy định cũng nhằm đảm bảo tính toàn diện, đầy đủ của quá trình THTT, đảm bảo việc truy tố của Viện kiểm sát là hợp pháp và đảm bảo nguyên tắc SĐVT được tuân thủ triệt để.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc suy đoán vô tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 59 - 62)