“Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác”37. Trong mỗi giai đoạn tố tụng hình sự, pháp luật đều quy định một thời hạn nhất định, trong thời hạn này cơ quan có thẩm quyền THTT phải thực hiện các hoạt động mà pháp luật quy định để xác định sự thật vụ án. Kết thúc những thời hạn đó cơ quan có thẩm quyền THTT phải ra những quyết định tố tụng tương ứng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội.
Thứ nhất, về thời hạn khởi tố vụ án hình sự.Thông thường thời hạn khởi tố là 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết
35Khoản 1 Điều 9 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015.
36Điểm g khoản 1 Điều 9 Luật thi hành tạm giữ, tạm gia năm 2015.
37Từ điển Tiếng Việt, https://vtudien.com/viet-viet/dictionary/nghia-cua-tu-th%E1%BB%9Di%20h%E1%BA%A1n (Truy cập ngày 20/6/2021).
phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng38. Kết thúc thời hạn này, nếu cơ quan, người THTT vẫn chưa tìm được chứng cứ kết luận tội phạm đã xảy ra thì phải ra quyết định có lợi cho người bị buộc tội, cụ thể là ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự (Điều 147 BLTTHS năm 2015).
Thứ hai, về thời hạn điều tra vụ án hình sự. Cơ quan điều tra là chủ thể có vai trò quan trọng, được giao thẩm quyền tiến hành công tác điều tra trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc cơ quan này có thể kéo dài thời hạn điều tra vụ án hình sự theo ý muốn của mình, mà phải tuân thủ quyết định của BLTTHS năm 2015 về thời hạn điều tra. Cụ thể, khoản 1 Điều 172 BLTTHS năm 2015 đã quy định về thời hạn điều tra vụ án hình sự, theo đó, thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra. Quy định này thể hiện sự tiến bộ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, đồng thời tạo động lực cho Cơ quan điều tra trong việc điều tra vụ án, tìm kiếm sự thật vụ án, nâng cao trách nhiệm của cơ quan này, bảo đảm công tác điều tra phải được tiến hành một cách khách quan, chính xác và nhanh chóng theo đúng thời hạn do pháp luật quy định. Trường hợp hết thời hạn điều tra, nếu vẫn không chứng minh được tội phạm thì người bị buộc tội thì phải ra quyết định đình chỉ điều tra39.
Việc quy định về thời hạn khởi tố và thời hạn điều tra nhằm đảm bảo cơ quan, người THTT thực hiện trách nhiệm chứng minh tội phạm của mình một cách nhanh chóng, không thể kéo dài thời gian nhằm chứng minh bằng được người bị buộc tội là có tội. Khi hết thời hạn khởi tố hoặc thời hạn điều tra, nếu không thu thập được hoặc thu thập không đủ chứng cứ thì phải giải thoát người bị buộc tội khỏi các ràng buộc pháp lý bằng quyết định không khởi tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra của
38Điều 147 BLTTHS năm 2015.
cơ quan, người THTT, từ đó giúp đảm bảo thực thi nguyên tắc SĐVT trong thực tế khởi tố, điều tra.
“Từ những phân tích trên, có thể kết luận rằng, cơ chế thực thi nguyên tắc SĐVT trong giai đoạn khởi tố và giai đoạn điều tra vụ án hình sự là hệ thống các chế định và quy định pháp luật TTHS, trong đó, ghi nhận nội dung hay những khía cạnh cụ thể của nguyên tắc suy đoán vô tội. Nguyên tắc SĐVT có thể được thực thi trực tiếp (thông qua các nội dung của mình) hoặc thông qua các quy phạm pháp luật khác điều chỉnh các vấn đề cụ thể liên quan đến những tư tưởng chỉ đạo của nguyên tắc SĐVT”40.