quốc gia
Việc tuân thủ và nội luật hóa các quy định về nguyên tắc SĐVT của pháp luật quốc tế vào pháp luật quốc gia là trách nhiệm của mọi quốc gia tham gia vào Điều ước quốc tế. Ngày nay pháp luật của hầu hết các quốc gia đều thừa nhận các nguyên tắc SĐVT nhưng nội dung được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Cụ thể:
* Nguyên tắc suy đoán vô tội theo pháp luật tố tụng hình sự Liên bang Nga.
Suy đoán vô tội là một trong những nguyên tắc hiến định của pháp luật TTHS Liên bang Nga. Nguyên tắc này được ghi nhận trong Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993, cụ thể Điều 49 Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993 quy định:
“1. Người bị buộc tội vẫn được coi là vô tội cho đến lúc tội được chứng minh theo một trình tự do pháp luật liên bang quy định và được tuyên bởi một bản án có hiệu lực pháp lý.
2. Người bị buộc tội không có nghĩa vụ phải chứng minh tội của mình. 3. Các tình tiết gây nghi ngờ được giải thích có lợi cho người bị buộc tội”.
22Lâm Anh Tuấn (2016),“Nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự Việt Nam”,Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 42.
Nguyên tắc SĐVT đã được Hiến pháp năm 1993 của Liên bang Nga ghi nhận một cách chi tiết và cụ thể, thể hiện vai trò quan trọng của nguyên tắc SĐVT trong hệ thống pháp luật tố tụng Nga. Đồng thời quy định này đã tạo cơ sở, định hướng để BLTTHS Liên bang Nga quy định chi tiết nội dung nguyên tắc SĐVT tại các điều luật cụ thể.
BLTTHS Liên bang Nga năm 2001 đã có những quy định cụ thể hóa nội dung nguyên tắc SĐVT theo định hướng Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993 như sau:
BLTTHS Liên bang Nga năm 2001 đã có một điều khoản mang tên “Suy đoán
vô tội”, cụ thể là Điều 14. Điều này quy định:
“1. Người bị buộc tội vẫn được coi là vô tội cho đến lúc tội được chứng minh theo một trình tự do pháp luật liên bang quy định và được tuyên bởi một bản án có hiệu lực pháp lý.
2. Người bị buộc tội không có nghĩa vụ chứng minh tội của mình.
3. Các tình tiết gây nghi ngờ được giải thích có lợi cho người bị buộc tội”.
Như vậy, BLTTHS Liên bang Nga năm 2001 đã quy định gần như đầy đủ các nội dung quan trọng của nguyên tắc SĐVT. Theo đó, người bị buộc tội không thể bị coi là có tội và bị đối xử như người có tội cho đến khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Vấn đề giải quyết tình tiết gây nghi ngờ không thể giải thích cũng được BLTTHS Liên bang Nga năm 2001 giải quyết tại điều này. Tuy nhiên, Điều 14 BLTTHS Liên bang Nga năm 2001 chỉ dừng lại ở việc quy định người bị buộc tội không buộc phải chứng minh tội của mình mà chưa đề cập đến chủ thể có nghĩa vụ phải chứng minh tội phạm.
Bên cạnh đó, tại BLTTHS Liên bang Nga năm 2001, nguyên tắc SĐVT cũng được thể hiện qua một số điều luật khác như: Điều 8 về Việc xét xử chỉ do Tòa án tiến hành. Theo đó, ở Liên bang Nga, việc xét xử vụ án hình sự chỉ có thể do Tòa án
tiến hành và không ai bị coi là có tội nếu chưa có bản án của Tòa án; Điều 15 về
hình sự phải được tiến hành một cách khách quan, độc lập, bình đẳng, hợp pháp
nhằm xác định sự thật khách quan một cách đúng đắn; hay Điều 16 về Bảo đảm
quyền bào chữa của người bị tình nghi và bị can, đây là một trong những quyền
quan trọng giúp người bị buộc tội bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình, từ đó thực thi nguyên tắc SĐVT trong thực tế xét xử.
* Nguyên tắc suy đoán vô tội theo pháp luật tố tụng hình sự Cộng hòa Pháp.
Năm 1789, tại Điều 9 Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền nêu rõ: “Mọi
người đều được coi là vô tội cho đến khi bị tuyên bố phạm tội; nếu xét thấy cần thiết để bắt giữ thì mọi sự cưỡng bức vượt quá mức cần thiết cho việc bắt giữ đều bị pháp luật xử lí nghiêm khắc”. Đến năm 1791, nguyên tắc này được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp của nước Pháp với nội dung: “Một người được coi là vô tội khi người đó chưa bị buộc tội bởi Tòa án và trong trường hợp cần bắt giữ người đó thì việc sử dụng biện pháp nghiêm khắc không cần thiết sẽ bị trừng trị bằng pháp luật”.
Nguyên tắc SĐVT được “quy định tập trung trong Điều 1-P BLTTHS năm 1957 (sửa đổi, bổ sung năm 2000) của Cộng hòa Pháp. Theo đó, TTHS phải duy trì sự cân bằng về quyền giữa các bên,… Cơ quan tư pháp phải thông báo và đảm bảo tôn trọng các quyền của các nạn nhân trong suốt quá trình tố tụng. Bất kỳ ai bị nghi ngờ hoặc truy tố được suy đoán là vô tội chừng nào chưa chứng minh được tội của họ… Người bị buộc tội có quyền được biết về cáo buộc và được bào chữa,… Bất kỳ ai bị kết án đều có quyền được Tòa án cấp thứ hai thẩm tra việc kết án”23.
* Nguyên tắc suy đoán vô tội theo pháp luật tố tụng hình sự Nhật Bản.
Ở Nhật Bản, không có điều khoản nào trực tiếp nêu ra nguyên tắc “suy đoán vô tội” trong pháp luật Nhật Bản. “Nói cách khác, mặc dù thuật ngữ
này không xuất hiện trong bất kỳ luật nào ở Nhật Bản, nó là một phần của các luật liên quan khi được giải thích”24.
Nguyên tắc SĐVT được quy định một cách gián tiếp thông qua một
số quy định sau: Hiến pháp Nhật Bản năm 1946, tại Điều 31 quy định “Không
ai bị tước bỏ quyền sống, quyền tự do hay phải chịu các hình phạt hình sự trừ khi bị xét xử theo thủ tục tố tụng được pháp luật quy định”; Điều 34 quy định “Không ai bị giam giữ nếu không được thông báo tội trạng và nếu không có luật sư bênh vực, không có chứng cứ xác đáng…”; Điều 36 quy định“Sự tra tấn hay việc thực hiện các hình phạt tàn bạo bị cấm tuyệt đối”25. Ngoài ra, Điều 336 BLTTHS Nhật Bản năm 1948 cũng là một điều khoản liên quan đến suy
đoán vô tội với quy định: “Khi một vụ án bị truy tố không cấu thành một
tội phạm hoặc chưa được chứng minh là một tội phạm, tòa án phải đưa ra phán quyết không có tội trong bản án của mình”.
Như vậy, mặc dù nguyên tắc SĐVT không được ghi nhận một cách trực tiếp nhưng các nội dung quan trọng của nguyên tắc này vẫn được thể hiện hiện thông qua các điều khoản khác nhau trong Hiến pháp Nhật Bản năm 1946 và BLTTHS Nhật Bản năm 1948. Người bị buộc tội không thể bị bắt giữ, buộc tội mà không có căn cứ pháp luật, không phải chịu tra tấn, hình phạt tàn bạo và đặc biệt, người bị buộc tội phải được kết luận là không có tội nếu không có cấu thành tội phạm hoặc nếu cơ quan, người có thẩm quyền THTT không thể chứng minh tội phạm.
* Nguyên tắc suy đoán vô tội theo pháp luật tố tụng hình sự Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 2004, Điều 37 quy định:
“... Nghiêm cấm hành vi giam giữ, bắt bớ trái pháp luật...”. Khi tiến hành việc giam giữ, bắt bớ, cơ quan có thẩm quyền THTT phải dựa trên các căn
24Yukiko Nishikawa (Biên dịch: Đặng Minh Tuấn) (2020),Nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật và thực tiễn tư pháp ở Nhật Bản,Suy đoán vô tội (Kỷ yếu hội thảo quốc tế), Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr. 328.
cứ, chứng cứ nhất định đảm bảo hoạt động của cơ quan có thẩm quyền THTT là hợp pháp. Bởi lẽ, một công dân bình thường, không thực hiện bất kỳ hành vi phạm tội nào đương nhiên là không có tội và sẽ không thể nào bị giam giữ hay bắt bớ bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Nguyên tắc SĐVT còn được thể hiện trong BLTTHS Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 2018 ở một số Điều luật như sau:
Điều 12: “Không ai có thể bị kết tội trừ khi có bản án kết tội hợp pháp
của Tòa án nhân dân”. Quy định này khẳng định Tòa án là chủ thể duy
nhất có thẩm quyền tuyên bố một người có tội hay không có tội. Cho đến khi người bị buộc tội bị kết tội bởi bản án hợp pháp của Tòa án, không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được quyền đối xử với họ như người có tội bởi lúc này người bị buộc tội chưa là người có tội theo nguyên tắc SĐVT.
Điều 55: “... Khi chỉ có lời khai của bị cáo và không có chứng cứ khác
thì bị cáo không thể kết tội hoặc bị kết án”. Để xác định sự thật một cách
khách quan, toàn diện, cơ quan có thẩm quyền THTT. Đặc biệt là Tòa án, phải kiểm tra, đánh giá các chứng cứ một cách toàn diện. Trong trường hợp người bị buộc tội nhận tội, cơ quan có thẩm quyền THTT không được phép chỉ căn cứ vào đó để đưa ra kết luận cuối cùng, mà cơ quan có thẩm quyền THTT phải kiểm tra, đánh giá các chứng cứ đó trên cơ sở mối liên hệ với các chứng cứ khác.
Điều 56: “Lời nhận tội của nghi phạm hoặc bị cáo được thu thập bằng
cách tra tấn hoặc các phương pháp trái hợp pháp khác hoặc lời khai của người làm chứng hoặc lời khai của nạn nhân được thu thập bằng cách sử dụng các phương pháp trái pháp luật như bạo lực hoặc đe dọa, sẽ bị loại
trừ”. Như đã chứng minh ở trên, trước khi có bản án kết tội hợp pháp của
Tòa án, người bị buộc tội vẫn được coi là không có tội và sẽ không bị đối xử như người có tội bởi bất kỳ chủ thể nào. Đồng thời, quyền con người là giá trị cao nhất mà pháp luật TTHS hướng đến bảo vệ. Do đó, cơ quan có thẩm quyền THTT không được phép áp dụng các biện pháp tra tấn, bạo lực,
đe dọa nhằm buộc người bị buộc tội nhận tội, buộc bị hại, người làm chứng khai theo ý mình.
Như vậy, qua nghiên cứu Hiến pháp và pháp luật một số quốc gia trên thế giới, có thể thấy rằng việc quy định các nội dung của nguyên tắc SĐVT vào văn bản pháp luật quốc gia đã trở thành một xu thế chung. Mặc dù mỗi quốc gia có một hệ thống pháp luật riêng, có một chế độ chính trị khác nhau nhưng Hiến pháp đều ghi nhận nội dung của nguyên tắc SĐVT (hình thức diễn đạt có thể khác nhau vì văn phong pháp lý khác nhau).
Trong thời xu thế hội nhập quốc tế và tham gia vào quá trình toàn cầu hóa hiện nay, các vấn đề liên quan đến quyền con người ngày càng được quan tâm. Để bảo vệ quyền con người, các quốc gia trên thế giới không ngừng cải cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật tiến tới xây dựng một nền tư pháp dân chủ, trong sạch, vững bền. Trong đó, việc bảo đảm và phát triển nguyên tắc SĐVT trong tư pháp hình sự là điều không thể thiếu.