Mối quan hệ với nguyên tắc trách nhiệm của các cơ quan, người tiến

Một phần của tài liệu Nguyên tắc suy đoán vô tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 27 - 28)

hành tố tụng

Trong cơ quan TTHS, hoạt động của Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát đóng vai trò trung tâm, trực tiếp tác động đến quyền lợi. Để bảo đảm hoạt động của các cơ quan này là đúng pháp luật, các nhà làm luật đã đặt ra nguyên tắc trách nhiệm của các cơ quan, người THTT như là một kim chỉ nam, hướng dẫn cơ quan THTT thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong quá trình THTT.

Nguyên tắc trách nhiệm của các cơ quan, người THTT quy định trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình21. Trong khi đó, một trong những điều kiện quan trọng để nguyên tắc SĐVT được áp dụng một cách triệt để đó là sự công chính, khách quan của những người có thẩm quyền THTT. Cụ thể, cơ quan THTT không được đối xử với người bị buộc tội như người có tội cho đến khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, không được cản trở, gây khó khăn cho người bị buộc tội khi họ thực hiện quyền bào chữa và các quyền khác của mình. Nếu vi phạm, cơ quan THTT sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình theo nguyên tắc trách nhiệm của các cơ quan, người THTT. Đây là sự bảo đảm để nguyên tắc SĐVT được thực hiện trong thực tế khi mà mọi sự vi phạm nguyên tắc SĐVT đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật theo nguyên tắc trách nhiệm của các cơ quan, người THTT.

Bên cạnh đó, theo nguyên tắc SĐVT, ngay cả khi người bị buộc tội bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn như bắt, tạm giam, tạm giữ, họ chỉ bị hạn chế một số quyền nhất định trong giới hạn mà pháp luật quy định, các quyền con người khác vẫn được tôn trọng và bảo đảm. Không một cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào có quyền xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Khi cơ quan THTT vượt quá giới hạn cho phép của pháp luật trong quá trình áp dụng biện pháp ngăn chặn hay trong bất kỳ giai đoạn nào của TTHS đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đây là một trong những nội dung của nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan, người THTT.

Qua đó, tác giả nhận thấy, nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan, người THTT là khuôn khổ, chế tài để cơ quan THTT áp dụng và thực thi nguyên tắc SĐVT một cách triệt để. Ngược lại, tuân thủ tốt nguyên tắc SĐVT chính là đã thực hiện nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan, người THTT một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc suy đoán vô tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 27 - 28)