Nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình

Một phần của tài liệu Nguyên tắc suy đoán vô tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 74 - 77)

giam giữ bị cáo. Quy định giúp bị cáo nắm rõ được quyền kháng cáo của mình: Ai là chủ thể có quyền kháng cáo; kháng cáo về nội dung, phần nào của bản án, quyết định sơ thẩm; thời hạn kháng cáo; trình tự, thủ tục kháng cáo; ngoài ra, trong trường hợp bị cáo bị xét xử vắng mặt, Tòa án phải bản án phải được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú cuối cùng hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập cuối cùng của bị cáo. Việc làm này của Tòa án giúp nguyên tắc SĐVT được thực thi một cách triệt để, bị cáo được tuyên không có tội và thông tin này được thông báo đến cá nhân, tổ chức liên quan đến bị cáo. Tránh trường hợp, mặc dù bị cáo đã được tuyên là không có tội nhưng cá nhân, tổ chức liên quan đến bị cáo không biết thông tin này và vẫn đối xử với bị cáo như là người đang bị ràng buộc bởi pháp luật TTHS, thậm chí là như người có tội. Đồng thời, quy định trên đảm bảo có cơ sở xử lý trong trường hợp kháng cáo quá hạn.

2.3.2. Nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hìnhsự sự

Mặc dù Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án hoặc quyết định sơ thẩm, tuy nhiên bản án hoặc quyết định sơ thẩm này chỉ có hiệu lực sau một khoản thời gian nhất định do BLTTHS năm 2015 quy định mà không có bất kỳ kháng cáo hay kháng nghị nào. Do đó, “theo tinh thần của nguyên tắc SĐVT thì dù bị cáo có bị buộc tội chính thức đi chăng nữa thì sau khi tuyên án sơ thẩm bị cáo cũng vẫn được coi là như là người không có tội”69. Bản án, quyết định sơ thẩm chỉ có thể bị xét xử lại khi có kháng cáo hoặc kháng nghị hợp lệ, đây là cơ sở làm phát sinh thủ tục phúc thẩm.

* Chủ thể thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội

69Vũ Gia Lâm (6/2016),Thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong quy định về đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015,tạp chí Kiểm sát, số 12, tr. 7.

Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, chủ thể đảm bảo thực hiện nguyên tắc SĐVT là Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm được quy định tại Điều 344 BLTTHS năm 2015 và người được SĐVT là người đã bị kết luận là có tội hoặc không có tội theo bản án sơ thẩm.

* Thời hạn và các quyết định tố tụng

Tòa án nhân dân cấp tỉnh, phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; Tòa án nhân dân cấp cao phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án70. Tòa án cấp phúc thẩm phải giải quyết kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm trong thời gian luật định, không được kéo dài thời gian nhằm chứng minh bị cáo là người có tội. Theo quy định tại khoản 2 Điều 346 BLTTHS năm 2015, trong thời hạn 45 ngày đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh và 75 ngày đối với vụ án Tòa án nhân dân cấp cao kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa phải ra một trong các quyết định: Đình chỉ xét xử phúc thẩm hoặc đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Nếu xét thấy tồn tại khả năng oan, sai hoặc có vi phạm pháp luật trong quá trình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền: Sửa bản án sơ thẩm; hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại; hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án. Hoặc nếu xét thấy kết luận của Tòa án cấp sơ thẩm là phù hợp, đúng quy định pháp luật, Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định: Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Phiên tòa xét xử phúc thẩm cũng được tiến hành tuần tự: Thủ tục khai mạc phiên tòa, tranh tụng, nghị án và tuyên án. Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền: Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm; sửa bản án sơ thẩm; hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra hoặc xét xử lại; hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ việc xét xử phúc thẩm71. Để đảm bảo quyền được trực tiếp bảo vệ quyền và lợi ích của bị cáo, chậm nhất là 10 ngày

70Khoản 1 Điều 346 BLTTHS năm 2015.

trước khi mở phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ

liên quan đến kháng cáo, kháng nghị72. Đồng thời, Điều 346 BLTHTS năm 2015

cũng quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm73, tránh tình trạng Tòa án kéo dài thời gian chuẩn bị xét xử phúc thẩm nhằm tìm kiếm chứng cứ buộc tội.

Để tránh tình trạng quá lệ thuộc vào hồ sơ vụ án và đảm bảo tính khách quan của phiên tòa phúc thẩm, trước khi xét xử hoặc tại phiên tòa xét xử, Viện kiểm sát có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của Tòa án bổ sung chứng cứ mới; người đã kháng cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự cũng có quyền bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật74. Vì tính khách quan và toàn diện của vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm phải xét xử và căn cứ vào cả chứng cứ mới và chứng cứ cũ. Quy định này đảm bảo vụ án được giải quyết một cách toàn diện, nếu vẫn tồn tại bất kỳ khúc mắc nào, khúc mắc này phải được xem xét, cân nhắc lại một lần nữa trong điều kiện tương tư phiên tòa sơ thẩm. “Quy định này thể hiện nguyên tắc SĐVT ở chỗ, việc ra bản án sơ thẩm cũng như bản án phúc thẩm cần phải được thực hiện một cách hết sức thận trọng, toàn diện, đầy đủ, khách quan và tránh sai lầm. Xét xử phúc thẩm không chỉ đơn thuần là xét xử lại vụ án mà bản án bị kháng cáo, kháng nghị mà còn là sự tiếp tục hoàn thiện của quá trình xét xử, bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Việc xét xử phúc thẩm là nhằm phát hiện, sửa chữa sai lầm nếu có của bản án sơ thẩm”75.

Về sự có mặt của người kháng cáo và người có liên quan đến nội dung kháng cáo được quy định tại các Điều 350, 351 BLTTHS năm 2015. Theo đó, trường hợp

72Khoản 4 Điều 346 BLTTHS năm 2015.

73Cụ thể khoản 1 Điều 346 BLTTHS 2015 quy định:“Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án”.

74Khoản 1 Điều 353 BLTTHS năm 2015.

75Nguyễn Thành Long (2011),Nguyên tắc suy đoán vô tội trong luật tố tụng hình sự (sách tham khảo), Nxb. Chính trị

Kiểm sát viên vắng mặt mà không có Kiểm sát viên dự khuyết hoặc bị cáo hoặc người bào chữa vắng mặt không thuộc các điểm a,c khoản 1 Điều 351 BLTTHS năm 2015, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải hoãn phiên tòa. Quy định này giúp bị cáo có thể tiếp tục bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong trường hợp có kháng cáo, kháng nghị liên quan đến họ.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc suy đoán vô tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 74 - 77)