Nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn truy tố vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Nguyên tắc suy đoán vô tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 58 - 59)

“Truy tố là một giai đoạn của quá trình THTT, trong đó Viện kiểm sát tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng hoặc đưa ra những quyết định tố tụng khác để giải quyết vụ án hình sự”41. Việc truy tố hay không truy tố bị can ra trước Tòa án có tác động mạnh mẽ đến người bị buộc tội và ảnh hưởng đến trị an của xã hội. Giai đoạn truy tố vụ án hình sự bắt đầu từ khi Viện kiểm sát nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra do Cơ quan điều tra chuyển đến và kết thúc khi Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án bằng bản cáo trạng hoặc ra một trong các quyết định sau: Trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án hình sự.

Nhằm đảm bảo thực thi nguyên tắc SĐVT, đảm bảo các quyền công dân, quyền con người của người bị buộc tội, đồng thời bảo đảm cho việc xử lý tội phạm một cách khách quan, triệt để, BLTTHS năm 2015 đã quy định quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát và trình tự, thủ tục để truy tố một người ra trước Tòa án một cách chặt chẽ.

40Nguyễn Tất Thành (3/2015),Về cơ chế thực thi nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, tạp chí Tòa án nhân dân, số 05, tr. 35.

41Lê Huỳnh Tấn Duy (chủ biên) (2017),Tài liệu học tập môn luật tố tụng hình sự,Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, tr. 165.

Ở giai đoạn này, chủ thể thực hiện SĐVT là bị can và chủ thể có trách nhiệm đảm bảo SĐVT là Viện kiểm sát. Quyền và nghĩa vụ của những chủ thể này nhằm đảm bảo thực thi nguyên tắc SĐVT đã được đề cập trong Chương I, tác giả không phân tích lại và chỉ làm rõ nguyên tắc SĐVT thể hiện thông qua một số quy định:

Một phần của tài liệu Nguyên tắc suy đoán vô tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 58 - 59)