Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn

Một phần của tài liệu Nguyên tắc suy đoán vô tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 54 - 56)

Tội phạm về bản chất là hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại cho những quan hệ xã hội quan trọng được pháp luật hình sự bảo vệ. Nhằm hạn chế hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, các nhà làm luật đã đưa vào BLTTHS năm 2015 một chế định nhằm hạn chế, ngăn chặn hậu quả do tội phạm gây ra, thể hiện sự kiên quyết của Nhà nước trong công cuộc phòng, chống tội phạm

33Nguyễn Tất Thành (3/2015),Về cơ chế thực thi nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015,tạp chí Tòa án nhân dân, số 05, tr. 34.

và bảo đảm cho hoạt động của cơ quan THTT được thuận lợi, đó là chế định về các biện pháp ngăn chặn. Chế định này được quy định trong mục I, Chương VII BLTTHS năm 2015, theo đó, cơ quan, người THTT trong phạm vi của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lãnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp nhằm mục đích ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án (Điều 109 BLTTHS năm 2015). Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn gắn liền với việc một số quyền, lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn (người bị buộc tội) sẽ bị hạn chế trong chừng mực pháp luật quy định.

Tuy nhiên, tại thời điểm bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn người bị buộc tội vẫn chưa là người có tội, cơ quan, người THTT không được đối xử với họ như với người có tội và các quyền con người (trừ một số quyền bị hạn chế theo quy định của pháp luật) vẫn được đảm bảo. Do đó, trong khi thực hiện các biện pháp ngăn chặn, cơ quan, người THTT vẫn phải tôn trọng các quyền con người của người bị buộc tội và vẫn phải tuân thủ đúng nguyên tắc SĐVT. Cụ thể, nguyên tắc SĐVT thể hiện ở việc áp dụng biện pháp ngăn chặn phải có căn cứ, không được áp dụng một cách không cần thiết và việc áp dụng phải đúng thủ tục, đúng thẩm quyền, đúng biện pháp. Trong quá trình áp dụng biện pháp ngăn chặn mà cơ quan, người THTT nhận thấy việc áp dụng này là không phù hợp, không còn cần thiết, cần áp dụng biện pháp ngăn chặn mới hoặc có căn cứ luật định được quy định tại khoản 1 Điều 125

BLTTHS năm 201534cơ quan, người THTT phải có những biện pháp thay thế hoặc

hủy bỏ biện pháp đó nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Bởi lẽ, người bị buộc tội chưa bị kết tội bởi bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa

34Khoản 1 Điều 125 BLTTHS năm 2015 quy định như sau:

“Mọi biện pháp ngăn chặn đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp: a) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

b) Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;

c) Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;

d) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiễn, cải tạo không giam giữ”.

án nên cơ quan, người THTT không thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn như một hình phạt mà nó chỉ là một biện pháp nhằm ngăn chặn hành vi phạm tội có thể xảy ra và tạo điều kiện để công tác điều tra, truy tố, xét xử được tiến hành một cách thuận lợi. Đơn cử như trường hợp áp dụng các biện pháp tạm giam, chế độ tạm giam đối với người bị tạm giam phải được áp dụng theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015. Theo đó, những quyền cơ bản của người bị tạm giam vẫn phải được tôn trọng và đảm bảo, họ vẫn được quyền: Được đảm bảo chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu; được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;…35Đặc biệt, khi hết thời hạn giam giam, người bị tạm giam có quyền yêu cầu được trả tự do36. Các biện pháp ngăn chặn được áp dụng nhằm hạn chế, ngăn chặn hậu quả do tội phạm gây ra, tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan, người THTT thực hiện hoạt động THTT mà người bị tạm giam chưa là người có tội do đó cơ quan, người THTT không có lý do gì tiếp tục áp dụng biện pháp tạm giam đối với người bị tạm giam khi đã hết thời hạn tạm giam.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc suy đoán vô tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 54 - 56)