* Kết quả đạt được của việc áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội
Sau khi BLTTHS năm 2015 được ban hành, nguyên tắc SĐVT được quy định một cách hoàn thiện, đầy đủ và toàn diện. Nguyên tắc SĐVT đã khắc phục được những thiếu sót, hạn chế còn tồn tại trong quá trình THTT. Cơ quan điều tra đã đạt được hiệu quả cao trong phát hiện và xử lý những hành vi phạm tội xảy ra, thực hiện tốt công tác khởi tố và điều tra. Viện kiểm sát đã có những kiểm sát chặt chẽ
Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa”.
80Võ Văn Tài, Trịnh Anh Tuấn (2016),Một số vấn đề lý luận về quyền im lặng trong tố tụng hình sự”, tạp chí Phát triển
hơn trong việc phê chuẩn các quyết định bắt người, quyết định khởi tố bị can. Và Tòa án đã thực hiện tốt vai trò “trọng tài” của mình, đảm bảo công tác xét xử và tranh tụng được diễn ra đúng quy định pháp luật. Nhờ đó, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội được đảm bảo tốt hơn, không phải chịu sự ràng buộc của các quy định pháp luật thiếu tính công bằng như quy định buộc bị cáo phải mặc áo phạm nhân, “vành móng ngựa”,…
Trong khoảng thời gian 06 năm, từ năm 2015 đến năm 2020, Tòa án nhân dân quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng đã tiến hành xét xử nhiều vụ án hình sự và đạt được nhiều kết quả. Theo báo cáo tổng kết 05 năm của Tòa án quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, kết quả công tác xét xử của Tòa án quận Liên Chiểu được tổng kết như sau:
- Tổng số vụ án hình sự thụ lý là 768 vụ / 1167 bị cáo, đã giải quyết 748 vụ / 1130 bị cáo, còn lại 20 vụ / 37 bị cáo, đạt tỷ lệ 97,4 %. Trong đó, có 01 vụ bị hủy do lỗi chủ quan, chiếm tỷ lệ 0,13% so với số vụ án đã giải quyết; 01 vụ bị sửa do lỗi chủ quan, chiếm tỷ lệ 0,13% so với số vụ án đã giải quyết; không có vụ bị hủy do nguyên nhân khách quan; 37 vụ bị sửa do nguyên nhân khách quan phát sinh tại phiên tòa phúc thẩm, chiếm tỷ lệ 4,94% so với số vụ án đã giải quyết. So với cùng kỳ 05 năm trước (từ năm 2010 đến năm 2014) thì Tòa án quận Liên Chiểu thụ lý tăng 687 vụ, tỷ lệ tăng 143,1%.
- Trong tổng số 748 vụ / 1130 bị cáo đã giải quyết thì xét xử 702 vụ / 1062 bị cáo, trả hồ sơ điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát 36 vụ / 58 bị cáo (Viện kiểm sát chấp nhận 32 vụ / 55 bị cáo), đình chỉ 10 vụ / 10 bị cáo.
- Có 234 vụ án có kháng cáo, đã xét xử phúc thẩm 199 vụ án, còn lại 35 vụ án. Kết quả phúc thẩm: Sửa 34 vụ ( trong đó có 33 vụ do nguyên nhân khách quan phát sinh tại cấp phúc thẩm), giữ nguyên án sơ thẩm 165 vụ.
- Có 09 vụ án có kháng nghị, đã xét xử phúc thẩm 09 vụ án, còn lại 0 vụ án. Kết quả phúc thẩm: Hủy 01 vụ do lỗi chủ quan, sửa 04 vụ (do nguyên nhân khách quan phát sinh tại cấp phúc thẩm), giữ nguyên án sơ thẩm 04 vụ án.
(Nguồn: Tòa án quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng)
Thông qua số liệu về các vụ án hình sự đã được giải quyết trong giai đoạn 2015- 2020 của Tòa án quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, tác giả nhận thấy:
- Số vụ án hình sự được giải quyết chiếm tỷ lệ cao, là 97,4% tổng số vụ án
được thụ lý. Điều này cho thấy, tỷ lệ khởi tố vụ án hình sự có căn cứ pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là khá cao. Theo nguyên tắc SĐVT, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan, người THTT, khi cơ quan cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, các cơ quan này phải đảm bảo có đầy đủ các căn cứ được pháp luật quy định.
- Trong tổng số 748 vụ án được thụ lý, Tòa án quận Liên Chiểu đã xét xử 702 vụ, chiếm tỷ lệ 93,9%. Đây cũng là một tỷ lệ cao, tỷ lệ này cho thấy Tòa án quận Liên Chiểu đã tuân thủ khá tốt các quy định về thời hạn giải quyết vụ án. Việc đảm bảo tuân thủ tốt quy định về thời hạn là một trong những thể hiện của việc tuân thủ nguyên tắc SĐVT.
- Trong số 702 bản án được Tòa án quận Liên Chiểu tuyên, có 208 vụ đã được
xét xử phúc thẩm. Trong đó, 38 bản án bị sửa, 01 bản án bị hủy và giữ nguyên án sơ thẩm 169 vụ. Điều này cho thấy chất lượng xét xử của Tòa án quận Liên Chiểu là khá cao và Tòa án quận Liên Chiểu đã tuân thủ nguyên tắc SĐVT trong việc đưa ra kết luận cuối cùng của mình.
- Ngoài ra, nguyên tắc SĐVT còn được thể hiện thông qua số kháng cáo,
THTT, đặc biệt là quyền kháng cáo, qua đó, bị cáo đảm bảo tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Mặc dù các số liệu trên chỉ là con số của một đơn vị nhưng phần nào cũng
cho thấy kết quả xét xử của Tòa án.
* Mặt tồn tại trong quá trình áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội
Nguyên tắc SĐVT là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật TTHS thế giới, cũng như pháp luật TTHS Việt Nam. Hiện nay, tuy chưa có những vụ án hình sự nào thể hiện sự vi phạm nguyên tắc SĐVT một cách rõ ràng, nhưng qua thực tế giải quyết các vụ án hình sự trong thời gian qua, vẫn tồn tại một số bất cập nhất định, một số vụ án có dấu hiệu vi phạm tinh thần, nội dung của nguyên tắc SĐVT. Có thể dẫn chứng một số vụ án oan, sai nổi tiếng như: Vụ án oan 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn (sinh năm 1961) ở Bắc Giang; vụ án oan 11 năm của ông Hàn Đức Long ở Bắc Giang năm 2011; vụ án “Vườn điều” ở Bình Thuận kéo dài 12 năm không tìm được người đã thực hiện hành vi giết người; vụ án Nguyễn Minh Hùng (sinh năm 1978, ở Tây Ninh) ở tù oan hơn 05 năm với hai lần bị tuyên án tử hình về “tội buôn bán ma túy”;… Mặc dù số lượng các vụ án oan, sai không nhiều, tuy nhiên những vụ án oan gây ảnh hưởng không thể khắc phục đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm thậm chí là tính mạng của bản thân người bị buộc tội và gia đình họ. Qua các vụ án trên, có thể chỉ ra một số bất cập còn tồn tại như sau:
Thứ nhất,việc áp dụng biện pháp ngăn chặn mà cụ thể là bắt, giữ, tạm giữ không có căn cứ pháp luật.
Bắt, tạm giữ là một trong những hoạt động ban đầu của hoạt động tố tụng, cơ quan, người THTT áp dụng các biện pháp trên nhằm đảm bảo nhằm hạn chế hậu quả do tội phạm có thể gây ra, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra, tố tụng. Mặc dù, người bị buộc tội chưa phải là người có tội nhưng họ phải chịu các biện pháp do pháp luật quy định, bị phân biệt đối xử và phải chịu áp lực từ phía các cơ
quan công quyền, điều này dễ dẫn đến tình trạng “bị ép nhận tội” nếu như có vi phạm xảy ra trong quá trình thực hiện việc bắt, tạm giữ.
Thứ hai,việc truy cứu người bị buộc tội không có căn cứ pháp luật.
Một trong những nội dung quan trọng của nguyên tắc SĐVT đó là: “Cơ quan,
người THTT có nghĩa vụ chứng minh tội phạm, người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh tội phạm”. Nhiệm vụ chính của Cơ quan điều tra là điều tra, xác định sự thật khách quan của vụ án, ngay từ khi bắt đầu vụ án, cụ thể là khi tiến hành việc bắt, tạm giam đối với người bị buộc tội, việc thu thập, tìm kiếm các chứng cứ chứng minh tội phạm đã được triển khai tiến hành. Do đó, nếu Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát gặp sai phạm trong việc tiến hành việc thu thập, tìm kiếm chứng cứ, như chưa thu thập được hoặc đã thu thập nhưng còn mập mờ, không rõ ràng, nếu như sự sai lệch trên không được phát hiện hoặc đã phát hiện những không được xử lý triệt để rất dễ dẫn đến tình trạng oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Nếu Cơ quan, người THTT có phát hiện và xử lý sai sót trên kịp thời thì quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội cũng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điển hình như các vụ án sau:
Vụ án thứ nhất: Vụ án ông oan 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn (sinh năm 1961) ở Bắc Giang, có thể tóm tắt vụ án như sau:
Đêm 15/8/2003, tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang xảy ra án mạng, nạn nhân là chị Nguyễn Thị Hoan (sinh năm 1972). Sau khi tiến hành điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang khởi tố bị can với tội danh “giết người” và áp dụng biện pháp tạm giam đối với ông Nguyễn Thanh Chấn từ ngày 29/9/2003. Ngày 26/3/2004, Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên ông Nguyễn Thanh Chấn mức tù chung thân. Từ khi bắt đầu phiên tòa sơ thẩm, ông Chấn đã kêu oan, tố cáo việc bị bức cung, nhục hình, nhiều nhân chứng xác định chứng cứ ngoại phạm của ông Chấn. Ngày
27/7/2004, tại Hà Nội, Tòa án phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao mở phiên tòa xét xử phúc thẩm, bác kháng cáo và giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Tại cả 2 phiên tòa trên, Luật sư Nguyễn Đức Biền (thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Giang) đã chỉ ra nhiều tình tiết bất hợp lý như:Thời gian thực hiện hành vi phạm tội của bị cáo Nguyễn Thanh Chấn do Cơ quan điều tra (Cơ quan điều tra) đưa ra không chính xác, các nhân chứng khai thời gian mâu thuẫn, ước lượng; việc mô tả hiện trường theo lời khai của bị cáo làm căn cứ buộc tội không thuyết phục vì “bị cáo” và bị hại là hàng xóm của nhau; điều tra viên hướng dẫn “bị cáo” thao tác thực hiện hành vi phạm tội cho giống kết quả điều tra là không đảm bảo sự điều tra được khách quan nhằm xác định sự thật vụ án; hiện trường gây án để lại dấu máu, tay, chân nhưng Cơ quan điều tra đã không giám định dấu vết để truy nguyên đối tượng để lại dấu vết mà áp đặt ngay cho ông Chấn là thủ phạm gây án là không đảm bảo thu thấp đầy đủ chứng cứ chứng minh trong vụ án; đặc biệt, tại phiên tòa, “bị cáo” đã tố cáo các Điều tra viên bức cung, nhục hình để lấy lời khai kiến lời khai của “bị cáo” không đúng sự thật.
Mặc dù còn nhiều tình tiết bất hợp lý trong việc đánh giá chứng cứ, lời khai công khai tại phiên tòa, điều tra không đúng quy định pháp luật nhưng cả Tòa án sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm đều xác định ông Chấn phải chịu hình phạt tử hình, song được giảm nhẹ và tuyên mức án chung thân về tội “giết người” vì có cha là liệt sỹ. Phán quyết được thể hiện tại Bản án của Tòa án hình sự sơ thẩm số 45/HSST ngày 26-3- 2004 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang và Bản án hình sự phúc thẩm số 1241/PTHS ngày 27/7/2004 của Tòa án phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội.
Ngày 25/10/2013, tức 10 năm sau, Lý Nguyễn Chung ra đầu thú, khai là thủ phục thực hiện vụ giết người nhằm cướp tài sản mà ông Chấn phải chịu oan. Sau khi gây án, Chung đã bỏ trốn lên Lạng Sơn, rồi sau đó vào Đắk Lắk cho đến ngày ra đầu thú. Lúc này, ông Chấn mới được minh oan bằng Quyết định Tái thẩm của Hội đồng tái thẩm Tòa án nhân dân tối cao.
Vụ án thứ hai: Vụ án oan của ông Hàn Đức Long tại thôn Yên Lý, xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, vụ án có thể tóm tắt như sau:
Ngày 26/6/2005, tại thôn Yên Lý, xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang xảy ra vụ án cháu bé 5 tuổi bị hiếp dâm, giết chết và vứt xác ngoài cánh đồng. Ngày 24/9/2011, Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án của ông Long, tuyên ông Long tử hình với bản án hình sự sơ thẩm số 48/2011/HSST. Ông Long kháng cáo. Ngày 29/11/2011, Tòa án phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã ra bản án phúc thẩm số 706/2011/HSPT tuyên không chấp nhận kháng cáo và giữ nguyên bản án sơ thẩm. Ngày 9/5/2014, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm đối với 2 bản án trên. Với lý do có nhiều vi phạm trong quá trình điều tra vụ án, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị và ra quyết định hủy 2 bản án bị kháng nghị để điều tra lại. Sau khi điều tra lại, kết quả điều tra lại đã xác định không đủ căn cứ cũng như cơ sở pháp luật truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Long. Ngày 20/12/2016, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tỉnh Bắc Giang ra quyết định đình chỉ vụ án, ông Long được tuyên bố là không có tội và được trả tự do theo Quyết định số 04/KSĐ - TA ngày 20/12/2016.
Qua diễn biến của 2 vụ án trên có thể thấy, nguyên tắc SĐVT chưa thực sự được áp dụng một cách triệt để, nếu Tòa án quán triệt đúng tinh thần nguyên tắc SĐVT thì sẽ xét thấy căn cứ pháp luật để kết tội đối với người bị buộc không được đảm bảo và tuyên người bị buộc tội vô tội, không dẫn đến các vụ án oan chục năm và bỏ lọt tội phạm. Hay việc Cơ quan điều tra thiếu chứng cứ chứng minh tội phạm, Viện kiểm sát truy tố thiếu căn cứ pháp luật đã gián tiếp khiến sự thật khách quan của vụ án không được xác định, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan đến vụ án, đặc biệt là bị cáo không được đảm bảo.
Oan, sai là hậu quả nghiêm trọng của việc sai lầm trong công tác chứng minh tội phạm, xác định sự thật khách quan của vụ án hình sự, gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền con người, quyền công dân của người bị buộc tội, ảnh hưởng đến an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội,… Việc bản án kết tội oan, sai thường do nguyên nhân chủ yếu là việc xét xử thiếu hiệu quả, xét xử theo kiểu “án tại hồ sơ”, quá tập trung và chứng cứ, lời khai do Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cung cấp mà không chú trọng chứng cứ, lời khai , lời bào chữa của người bào chữa tại phiên tòa và sự phán đoán thiếu chính xác của Hội đồng xét xử. Cho dù cơ quan, người THTT có phát hiện sai sót trong quá trình giải quyết vụ án hình sự và sửa chữa thì hậu quả, ảnh hưởng của sai sót đó đối với người bị buộc tội và gia đình là không thể nào khắc phục hoàn toàn.
Thứ ba, vấn đề mớm cung, bức cung, nhục hình.
Việc mớm cung, bức cung, nhục hình thường xảy ra ngay khi bắt, tạm giữ hoặc khi lấy lời khai, hỏi cung mà người bị buộc tội không hợp tác, theo đó, Điều tra viên có các hành động như: Đặt câu hỏi gợi mở, dùng lời nói, hành động buộc người bị buộc tội nhận tội. Thực tế đã xảy ra các vụ án mà trong đó các Điều tra viên đã tiến