Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo là một trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật TTHS, là tiền đề để TTHS đạt được các mục tiêu đề ra. Nếu không có tranh tụng hay tranh tụng không được tiến hành một cách khách quan, toàn diện sẽ dẫn đến khả năng quá trình THTT diễn ra một cách phiến diện, chủ quan, định kiến.
Nguyên tắc SĐVT khẳng định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan, người THTT, người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh mình vô tội. Người bị buộc tội có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân thông qua các quyền được pháp luật quy định, người bị buộc tội có quyền cung cấp chứng cứ và yêu cầu cơ quan điều tra xét xử, nghiên cứu các chứng cứ này hay yêu cầu cơ quan, người THTT tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện quyền của mình.
Trong khi đó, theo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo, bên buộc tội (Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền THTT), bên gỡ tội (người bị buộc tội, người bào chữa) và người tham gia tố tụng khác để có quyền
bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Tòa án có vai trò độc lập, khách quan và vô tư, là chủ thể duy nhất thực hiện quyền tư pháp, có trách nhiệm tạo điều kiện cho các bên tham gia quá trình tranh tụng thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tòa án. Tòa án đóng vai trò trung gian, “trọng tài”, không thiên vị, không nghiêng về bất cứ chủ bên nào.
Vì vậy, có thể nói nếu không có nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo thì sẽ khó đạt được sự bình đẳng giữa các bên tham gia tiến hành tố tụng và nguyên tắc SĐVT không thể phát huy tinh thần của mình một cách có hiệu quả.