Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế và bất cập trong việc áp dụng nguyên

Một phần của tài liệu Nguyên tắc suy đoán vô tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 94 - 111)

nguyên tắc suy đoán vô tội

* Nguyên nhân từ pháp luật

Như đã phân tích ở trên, theo tác giả, pháp luật TTHS vẫn còn một vài thiếu sót như:

- Nguyên tắc tranh tụng trong TTHS chưa được quy định một cách hoàn thiện và toàn diện. Điều 26 BLTTHS năm 2015 chỉ quy định nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, trong khi đó, hoạt động tranh tụng là một hoạt động quan trọng và tồn tại trong các giai đoạn khác của quá trình THTT như: Điều tra và truy tố.

- Việc quy định Tòa án có thẩm quyền khởi tố trong một vài trường hợp nhất

định như quy định tại khoản 4 Điều 153 BLTTHS năm 2015 là chưa thật sự phù hợp, trái với nội dung Tòa án chỉ đóng vai trò “trọng tài”, không tham gia vào việc buộc tội hay gỡ tội của nguyên tắc SĐVT.

- Các quy định pháp luật liên quan đến nguyên tắc SĐVT chưa được quy định

một cách hệ thống mà được quy định rải rác, trải dài xuyên suốt BLTTHS năm 2015, điều này dẫn đến khó khăn trong việc tìm hiểu và áp dụng.

- Ngoài ra, việc BLTTHS năm 2015 không quy định về quyền im lặng hoàn

toàn của người bị buộc tội cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các hạn chế, bất cập trên. Trong quá trình TTHS, việc người bị buộc tội không thể im lặng hoàn toàn đã tạo cơ hội cho cơ quan, người THTT vận dụng sai nguyên tắc SĐVT.

*Nguyên nhân từ thực tiễn

Thứ nhất, trình độ pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ của các chủ thể có thẩm quyền THTT còn hạn chế.

Trình độ pháp luật tốt và chuyên môn nghiệp vụ vững vàng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nguyên tắc SĐVT trong thực tế cuộc sống. Tuy nhiên điều này khó đặt được bởi trong thực tế, đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán ở một số địa phương nhất định có năng lực không đồng đều, phẩm chất đạo đức chưa đạt, chưa được đào tạo, bồi dưỡng đầy đủ, ít cập nhập kiến thức thường xuyên.

Việc cập nhật nội dung nguyên tắc SĐVT không được toàn diện, đầy đủ và thống nhất giữa các cơ quan THTT. Nhiều trường hợp, cơ quan, người THTT không những không áp dụng nguyên tắc SĐVT mà còn áp dụng tư duy suy đoán có tội, đồng nhất người bị buộc tội với người có tội, áp dụng pháp luật theo hướng bất lợi cho người bị buộc tội. Hoặc do thỏa mãn với lời khai nhận tội của người bị buộc tội, cơ quan, người THTT đã không tiến hành xem xét toàn diện hệ thống chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án. Khi tiến hành các hoạt động tố tụng, người THTT có quyền tin vào sự buộc tội của mình là chính xác bởi pháp luật không điều chỉnh những gì con người được nghĩa và không được nghĩ. Tuy nhiên, hành động và suy nghĩ là hai việc khác nhau. Người THTT có quyền tin vào phán đoán của mình nhưng không được phép đối xử với người bị buộc tội như người có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Thực tiễn cho thấy, không ít Thẩm phán vẫn còn thói quen, tư duy “trọng chứng hơn trọng cung”, quá tin vào chứng cứ do Viện kiểm sát đưa ra. Một tình trạng dễ dàng nhận thấy đó là, Kiểm sát viên không nghiêm túc tranh luận, không trả lời đầy đủ các các câu hỏi của người tham gia tố tụng nhưng Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa không nhắc nhở, yêu cầu Kiểm sát viên trả lời lại.

Thứ hai, công tác thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án còn thiếu sót. Việc thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án trong một vài vụ án còn thiếu sót, không kịp thời, đầy đủ dẫn đến việc thiếu sót, hư hỏng. Trong thực tế, vẫn tồn tại các vụ án có sai phạm nghiêm trọng trong quy định pháp luật về thu thập, nghiên cứu, chưa làm rõ các dấu vết, chứng cứ mà người phạm tội để lại tại hiện trường gây án, hồ sơ vụ án cho thấy sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng như lời khai bị sửa chữa, hủy bỏ, ép cung, mớm cung, nhục hình,…

Thứ ba, cơ quan, người THTT áp dụng sai các quy định của pháp luật để giải quyết vụ án.

Đây là nguyên nhân chủ yếu gây oan, sai. Cụ thể là Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, trình độ pháp luật chưa thật sự vững vàng, chưa hiểu rõ, giải thích đúng các điều luật dẫn đến việc áp dụng luật sai, không chính xác.

Ngoài ra, về mặt khách quan, xã hội luôn phát triển, tình hình tội phạm cũng thay đổi mỗi ngày dẫn đến các quy định pháp luật TTHS chưa thật sự phù hợp với thực tế xã hội. Chẳng hạn là trường hợp nhầm lẫn giữa Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017), đây là 2 trường hợp thực tế mà người THTT có thể nhầm lẫn.

Thứ tư,thẩm phán xét xử chưa thật sự độc lập bởi các lý do sau:

Một là, chế độ bổ nhiệm Thẩm phán theo nhiệm kỳ 05 năm đã tạo áp lực về tâm lý đối với Thẩm phán về việc có được tái bổ nhiệm hay không. Đồng thời, cơ chế đảm bảo tiêu chuẩn về đạo đức chưa được đảm bảo.

Hai là, sự lãnh đạo của Đảng được thể hiện thông qua đường lối, chính sách đã được thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, quy định này đã được chính quyền một số địa phương, cụ thể là Đảng ủy ở các địa phương đó lạm dụng để can thiệp vào vấn đề giải quyết các vụ án hình sự, nhất là đối với những vụ án mang quy mô rộng hoặc có người bị buộc tội là người có quyền lực, tiền tài. Thẩm phán với tâm lý sợ bị quy trách nhiệm, bị ảnh hưởng đến công tác về sau,…có thể sẽ bị tác động và giải quyết vụ án hình sự không chính xác, toàn diện.

Thứ năm,đội ngũ người bào chữa chưa thực sự được đảm bảo.

Mặc dù quy định của pháp luật TTHS Việt Nam, người bào chữa và Kiểm sát viên có vai trò bình đẳng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nhưng chưa có cơ chế hữu hiện giúp người bào chữa thực hiện tốt, chức năng nhiệm vụ của mình. Hoạt động của người bào chữa gặp không ít cản trở, khó khăn như: Không có quyền

triệu tập, lấy lời khai bị hại, người làm chứng, không có các công cụ hỗ trợ xác định sự thật vụ án,… Ngoài ra, tuy có nhiều cơ sở đào tạo ngành luật tại nước ta nhưng để trở thành một luật sư có tiếng, có kinh nghiệm, nghiệp vụ không dễ và chỉ một số ít trong số cử nhân luật có thể trở thành một luật sư giỏi.

Thứ sáu, về cơ sở vật chất. Thiết bị, vật chất cần thiết chưa được trang bị một cách đồng bộ, đầy đủ. Đối với các cơ quan THTT ở các vùng sâu, vùng xa, hay tại các vùng nông thôn chưa được cung cấp đầy đủ các trang thiết bị, vật chất cần thiết. Điều này khiến các cơ quan THTT tại các địa phương này gặp không ít khó khăn trong quá trình THTT cũng như khó đảm bảo nguyên tắc SĐVT được thực thi một cách có hiệu quả trong thực tế.

3.2. Một số định hướng nhằm hoàn thiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam

Qua một thời gian áp dụng BLTTHS năm 2015 và công tác hiện thực hóa các nội dung của nguyên tắc SĐVT vào thực tiễn, có thể nhận thấy song song với các thành tựu mà Đảng, Nhà nước cùng hệ thống cơ quan tư pháp đạt được vẫn còn tồn tại một vài vướng mắc, hạn chế. Để giải quyết các hạn chế trên, đồng thời phát huy các thành tựu đã đạt được tác giả có một phải giải pháp nhằm hoàn thiện nguyên tắc SĐVT trong pháp luật TTHS Việt Nam như sau:

3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về nguyên tắc suy đoán vô tội

Mặc dù BLTTHS năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung rất tiến bộ và phù hợp với tình hình phát triển của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng nhưng để nguyên tắc SĐVT được đảm bảo thực hiện tốt hơn, theo tác giả, cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các quy định liên quan đến vấn đề này. Cụ thể:

* Có cơ chế để nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội được thực hiện một cách có hệ thống, đầy đủ và rõ ràng. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhằm đảm bảo nguyên tắc SĐVT được thực thi trên thực tế tuy nhiên các quy định pháp luật thể hiện nguyên tắc trên vẫn còn hạn chế, rải rác dẫn đến việc áp dụng gặp nhiều hạn chế, khó khăn. Vì có những quy định cụ thể, mang tính bao quát, thống nhất, logic, tập hợp những điều khoản quy định về công tác bào chữa của người bào chữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Hoàn thiện quy định về chủ thể có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự. Một

trong những yêu cầu quan trọng của việc cải cách tư pháp chính là phân định hợp lý thẩm quyền của các chủ thể THTT, trong đó Tòa án là cơ quan duy nhất thực hiện chức năng xét xử, không thực hiện việc buộc tội. Tuy nhiên theo quy định của BLTTHS năm 2015, Tòa án có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự trong một vài trường hợp nhất định do Bộ luật này quy định. Điều này phần nào đi ngược lại mục đích của công tác cải cách tư pháp và không phù hợp với tinh thần của nguyên tắc SĐVT. Theo đó Tòa án không còn giữ vững vai trò “trọng tài” của mình mà đã nghiêng về công tác buộc tội. Theo quan điểm của tác giả, Tòa án chỉ nên thực hiện một chức năng duy nhất là xét xử, không có trách nhiệm khởi tố vụ án. Vì vậy cần có sự quy định chính xác hơn về chủ thể có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự hay rõ hơn là chủ thể buộc tội.

* Hoàn thiện nguyên tắc tranh tụng và cơ chế đảm bảo tranh tụng. Tranh tụng là một trong những hoạt động quan trọng, phổ biến và cần thiết trong quá trình THTT. Nhìn chung TTHS Việt Nam vẫn theo mô hình tố tụng thẩm vấn nhưng yếu tố tranh tụng được tăng cường khi được quy định cụ thể tại khoản 5 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 và Điều 26 BLTTHS năm 2015. Theo nguyên tắc SĐVT, người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh mình vô tội. Do đó, nguyên tắc SĐVT yêu cầu Tòa án luôn phải đảm bảo quyền được chứng minh mình vô tội và quyền được tham gia tranh tụng của người bị buộc tội. Đồng thời, việc tuyên án của Tòa án phải dựa trên cơ sở chứng cứ và căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên

tòa, Tòa án không được tuyên án dựa trên suy luận, ý kiến chủ quan. Nếu sau khi áp dụng mọi phương tiện, biện pháp được pháp luật cho phép mà Tòa án vẫn không loại bỏ được tất cả nghi ngờ thì phải giải thích nghi ngờ đó theo hướng có lợi cho bị cáo. Như vậy, thực hiện tốt nội dung của nguyên tắc tranh tụng là đảm bảo cho nguyên tắc SĐVT được tuân thủ. Ngoài ra, tranh tụng xuất hiện ở mọi giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án hình sự mà không phải chỉ tồn tại ở giai đoạn xét xử do đó việc pháp luật TTHS hiện nay chỉ ghi nhận nguyên tắc tranh tụng trong giai đoạn xét xử là chưa đầy đủ, toàn diện. Do đó cần có sự sửa đổi, bổ sung nguyên tắc tranh tụng trong BLTTHS năm 2015 sao cho nguyên tắc này được đảm bảo thực hiện trong toàn bộ giai đoạn tố tụng của TTHS.

* Quy định cụ thể, chi tiết về quyền không khai báo của bị cáo hay còn gọi là “quyền im lặng”. Đây là một trong nhưng công cụ hiệu quả đảm bảo quyền con người, quyền công dân cho người bị buộc tội và thực thi nguyên tắc SĐVT trong thực tiễn. Thực tế, quyền này đã được đề cập trong Hiến pháp năm 2013 như một quyền cơ bản của con người, tuy nhiên quyền này vẫn chưa được quy định một cách trực tiếp và cụ thể trong BLTTHS năm 2015, do đó cần bổ sung quy định về “quyền im lặng” trong BLTTHS. Người bị buộc tội có quyền không đưa ra lời khai chống lại mình hoặc buộc phải nhận tội, được tự do trình lời khai hoặc được quyền im lặng, không buộc phải trả lời các câu hỏi từ phía cơ quan, người THTT và cơ quan, người THTT không được căn cứ vào việc người bị buộc tội không khai báo để kết tội.

* Nên tập hợp toàn bộ nội dung của nguyên tắc SĐVT vào một Điều luật (Điều

13 BLTTHS năm 2015). Như đã đề cập đến ở Chương 1, nội dung về trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan THTT, người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh mình vô tội là một trong những nội dung cơ bản của nguyên tắc SĐVT. Tuy nhiên nội dung này không được quy định tại Điều 13 về Suy đoán vô tội mà lại được quy định tại Điều 15 về Xác định sự thật của vụ án. Theo tác giả nên có sự sửa đổi vị trí của quy định trên, đưa vào Điều khoản về suy đoán vô tội. Ngoài ra, theo tác giả nên đặt nguyên tắc SĐVT và nguyên tắc xác định sự

thật vụ án tại hai điều luật liên tiếp như nhằm thể hiện mối quan hệ hữu cơ, chặt chẽ giữa hai nguyên tắc này.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện mô hình tố tụng phù hợp tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Hiện này nước ta đang áp dụng mô hình tố tụng thẩm vấn, đồng thời có sự đảm bảo yếu tố tranh tụng tại phiên tòa. Dù chưa được quy định một cách hệ thống, toàn diện nhưng việc nguyên tắc tranh tụng được quy định trong các văn bản pháp luật quan trọng như khoản 5 Điều 103 và Điều 26 BLTTHS năm 2015 đã cho thấy tầm quan trọng và cần thiết của hoạt động tranh tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Trong điều kiện hiện nay, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng phát triển và thay đổi liên tục, do đó, đòi hỏi phải có những cải cách về mô hình tố tụng hình sự nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Theo đó, định hướng hoàn thiện mô hình tố tụng chính là áp dụng mô hình thẩm vấn có sự pha trộn, kết hợp hài hòa với tranh tụng. Theo đó, cần xác định rõ bên bào chữa và bên buộc tội, Tòa án chỉ đóng vai trò trung gian, là “trọng tài”, không tham gia vào hoạt động buộc tội cũng như gỡ tội.

3.2.2. Một số giải pháp khác

Để pháp luật đi vào thực tế cuộc sống, có tính khả thi và phát huy được tối đa hiệu quả, theo tác giả, một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là các quy định trong các văn bản pháp luật phải thật thống nhất, cụ thể và nguyên tắc SĐVT được quy định trong BLTTHS năm 2015 cũng không phải ngoại lệ. Để đảm bảo nguyên tắc SĐVT được thực thi đầy đủ, toàn diện và có hiệu quả, theo tác giả, trong thời gian tới cần triển khai một số giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, có cơ chế kiểm sát chặt chẽ việc ra quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn như: Bắt, tạm giam,…có ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quyền con người, quyền công dân của người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, cụ thể là người bị buộc tội. Họ bị hạn chế các quyền con người, quyền công dân của mình, phải chịu sự ràng buộc nhất định do pháp luật quy

định. Vì vậy cần hạn chế áp dụng các biện pháp ngăn chặn ít nhất có thể và chỉ áp

Một phần của tài liệu Nguyên tắc suy đoán vô tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 94 - 111)