Nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Nguyên tắc suy đoán vô tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 63 - 74)

Nguyên tắc SĐVT, với nội dung cơ bản, xuyên suốt là không ai bị đối xử như người có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, đã đặt ra yêu cầu trong việc tuân thủ, thực thi và áp dụng pháp luật đối với các cơ quan, người THTT, đặc biệt là Tòa án - cơ quan duy nhất có quyền xét xử một người có tội hay không có tội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nguyên tắc SĐVT được thể hiện thông qua các thủ tục xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm. Đối với bản án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị Giám đốc thẩm hoặc Tái thẩm bởi các chủ thể có thẩm quyền kháng nghị sẽ được giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Vậy, vấn đề đặt ra là nguyên tắc SĐVT được áp dụng trong phạm vi nào của giai đoạn xét xử?

Thứ nhất, đối với giai đoạn xét xử sơ thẩm. “Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một giai đoạn của quá trình TTHS, trong đó Tòa án có thẩm quyền tiến hành xem xét, giải quyết một vụ án hình sự cụ thể trên cơ sở truy tố của Viện kiểm sát”50. Ở giai đoạn này, nguyên tắc SĐVT chắc chắn phải được áp dụng bởi lúc này chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và người bị buộc tội chưa là người có tội. Do đó, đòi hỏi Tòa án phải thực hiện hoạt động xét xử sau khi có Bản cáo trạng của Viện kiểm sát.

Thứ hai,đối với giai đoạn xét xử phúc thẩm. “Xét xử phúc thẩm là một giai đoạn tố tụng trong đó Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị”51. Lúc này, bản án sơ thẩm vẫn chưa có hiệu lực pháp luật do đó người bị buộc tội chưa là người có tội và nguyên tắc SĐVT vẫn phải được tuân thủ một cách đầy đủ và triệt để.

Thứ ba, riêng đối với Giám đốc thẩm52và Tái thẩm53, lúc này đã có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Vậy nguyên tắc SĐVT có được áp dụng đối với trường hợp này hay không? Trong giai đoạn Giám đốc thẩm hoặc Tái thẩm, nguyên tắc SĐVT vẫn được áp dụng vì quyền được SĐVT chỉ bị chấm dứt khi có đầy đủ hai điều kiện: Tội phạm được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật54. Xét theo góc độ hiệu lực thì nguyên tắc SĐVT không còn được áp dụng nhưng nếu xét theo góc độ chứng minh thì người bị kết án vẫn được SĐVT trong phạm vi nhất định. Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. Trong trường hợp bản án

50Lê Huỳnh Tấn Duy (chủ biên) (2017),Tài liệu học tập môn luật tố tụng hình sự,Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, tr. 175.

51Lê Huỳnh Tấn Duy (chủ biên) (2017),Tài liệu học tập môn luật tố tụng hình sự,Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, tr. 201.

52Điều 370 BLTTHS năm 2015 quy định:“Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án”.

53Điều 397 BLTTHS năm 2015:“Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó”.

54Nguyễn Văn Phúc (2020),Bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh,Luận văn Thạc sĩ, tr. 24.

không kết tội đã có hiệu lực pháp luật được xem xét lại theo thủ tục Giám đốc thẩm hoặc Tái thẩm thì người được Tòa án tuyên bố là không có tội vẫn được quyền SĐVT. Nếu Tòa án Giám đốc thẩm hoặc Tái thẩm xác định người này có tội thì phải hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại bởi lẽ Tòa án Giám đốc thẩm, Tái thẩm không có thẩm quyền ra bản án kết tội. Đối với Giám đốc thẩm, Tái thẩm, khi có kháng nghị nghĩa là đã đặt vụ án vào một tình thế nghi ngờ về tính hợp pháp của quyết định tố tụng, có thể có vi phạm pháp luật hình sự, pháp luật TTHS; và đối với Tái thẩm, khi có kháng nghị tức là có phát sinh tình tiết mới, tình tiết này đã đặt vụ án vào tình thế kết tội đưa ra trước đây có thể không đúng.

Mặc khác, theo quan điểm của tác giả, vụ án được kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm hoặc Tái thẩm đang được đặt ra để xem xét lại tính chính xác, tính hợp pháp. Vì vậy đây là một trong những điều kiện để đảm bảo việc kết tội của Tòa án được chính xác, khách quan, do đó trong quá trình xem xét đó, nguyên tắc SĐVT vẫn phải được áp dụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị xem xét và đảm bảo trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền. Điều này được thực hiện thông qua các quy định cụ thể mà tác giả sẽ phân tích ở phần sau.

2.3.1. Nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là giai đoạn trung tâm của TTHS, bởi vì đây là giai đoạn giải quyết hầu hết các vấn đề cần giải quyết của TTHS, đặc biệt là giải quyết vấn đề người bị buộc tội (ở đây giai đoạn này là bị cáo) có tội hay không có tội và vấn đề xác định hình phạt trong trường hợp bị cáo có tội. Giai đoạn này bắt đầu từ khi Tòa án nhận được hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển và kết thúc khi Tòa án ra bản án hoặc quyết định sơ thẩm. So với các giai đoạn trước đó, giai đoạn xét xử sơ thẩm có sự tham gia của hầu hết người tham gia tố tụng, do đó việc thực thi nguyên tắc SĐVT cũng các nhà làm luật hết sức quan tâm và đảm bảo.

* Chủ thể thực hiện suy đoán vô tội

Khác với các giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố, chủ thể được SĐVT của giai đoạn xét xử không còn là bị can, người bị bắt, người bị tạm giữ mà là bị cáo55. Tương tự bị can, bị cáo cũng có các quyền: Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; tự bào chữa, nhờ người bào chữa; trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;…56. Bên cạnh đó, so với bị can, bị cáo một số quyền riêng biệt như quyền tham gia phiên tòa; đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa; nói lời sau cùng trước khi nghị án; kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án,…57. Các quyền này thể hiện rất rõ nguyên tắc SĐVT, việc bị cáo tham gia tranh luận sẽ góp phần hiệu quả giúp Tòa án chứng minh và bị cáo sẽ thực hiện được quyền chứng minh mình không có tội. Đồng thời vì bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực ngay, do đó theo nguyên tắc SĐVT bị cáo chưa là người có tội cho nên bị cáo vẫn có quyền kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án.

Như đã trình bày ở các phần trước, chủ thể đảm bảo nguyên tắc SĐVT là cơ quan, người THTT và cụ thể trong giai đoạn xét xử là Tòa án. Ngoài những quy định chung về nghĩa vụ đối với cơ quan, người THTT có trách nhiệm chứng minh tội phạm thì những nghĩa vụ của Tòa án, tác giả sẽ phân tích kỹ ở những phần sau.

* Thẩm quyền xét xử của Tòa án

Nguyên tắc SĐVT được thể hiện thông qua các quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án tại Điều 268 BLTTHS năm 2015. Theo đó, hiện nay việc xét xử sơ thẩm được giao cho Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Tòa án nhân dân cấp huyện xét xử về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và

55Khoản 1 Điều 61 BLTTHS năm 2015 quy định:“Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử”.

56Khoản 2 Điều 60; khoản 2 Điều 61 BLTTHS năm 2015.

tội phạm rất nghiêm trọng, trừ một số trường hợp đặc biệt thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử về đặc biệt nghiêm trọng, những tội danh được liệt kê tại khoản 2 Điều 268 BLTTHS năm 201558. Như đã phân tích, Tòa án thực hiện chức năng xét xử, hoạt động xét xử của Tòa án ảnh hưởng gần như trực tiếp đến việc thực hiện nguyên tắc SĐVT. Yêu cầu đặt ra là phải xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, việc kết tội của Tòa án phải chính xác dựa trên cơ sở hệ thống chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Do đó, việc phân chia thẩm quyền theo tác giả là một biểu hiện của nguyên tắc SĐVT bởi vì hiện nay đối với những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh là những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, mang tính phức tạp cao. Những vụ án này đòi hỏi người THTT phải có trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm trong việc đánh giá hệ thống chứng cứ. Mà hiện nay Tòa án nhân dân cấp huyện vẫn còn ít nhiều hạn chế nhất định do đó việc phân chia thẩm quyền xét xử là cần thiết, đảm bảo hoạt động xét xử diễn ra một cách chính xác, hiệu quả, tránh tình trạng oan, sai và thực hiện được nguyên tắc SĐVT. Đối với quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung khá tương tự với nội dung đã phân tích ở mục 2.2 nên tác giả không nhắc lại.

* Thời hạn và các quyết định tố tụng

Trước khi tiến hành xét xử tại phiên tòa, BLTTHS năm 2015 có quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử, trong thời hạn này Thẩm phán phải thực hiện nhiều hoạt động như: Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế (Điều 278 BLTTHS năm 2015); trả hồ sơ điều tra bổ sung (Điều 280 BLTTHS năm 2015); tạm đình chỉ vụ án (Điều 281 BLTTHS năm 2015); đình chỉ vụ án (Điều 282 BLTTHS năm 2015); triệu tập những người cần hỏi đến phiên tòa (Điều 287 BLTTHS năm 2015); ra quyết định đưa vụ án ra xét xử;… Đây cũng là

58Khoản 2 Điều 268 BLTTHS năm 2015 quy định:

“Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án:

a) Vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực; b) Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài;

c) Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã ,thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người”.

một trong những nội dung đảm bảo nguyên tắc SĐVT, có ý nghĩa bảo vệ quyền con người. Tòa án được nghiên cứu hồ sơ, giải quyết vụ án trong thời hạn do pháp luật tố tụng quy định nhưng đồng thời Tòa án cũng có trách nhiệm phải đẩy nhanh tiến độ giải quyết, rút ngắn tối đa thời gian tố tụng tại Tòa án để đảm bảo quyền lợi của các bên đương sự. “Đặc biệt, Tòa án không được kéo dài thời gian tố tụng để “cố

gắng” chứng minh được tội phạm”59. Theo quy định tại Điều 277 BLTTHS năm

2015, trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định: Đưa vụ án ra xét xử; trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án. Việc quy định thời hạn chuẩn bị xét xử đảm bảo bị cáo được xét xử không chậm trễ, sớm có phán quyết bị cáo có tội hay không có tội, từ đó đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo. Đồng thời việc quy định thời hạn chuẩn bị xét xử tạo một hành lang pháp lý để Tòa án tiến hành các hoạt động tư pháp của mình một cách nhanh chóng hiệu quả, không dây dưa. Bị can, bị cáo bị đặt trong tình trạng pháp lý bất lợi, phải chịu các biện pháp cưỡng chế TTHS và luôn bị đe dọa áp dụng trách nhiệm pháp lý nghiêm trọng nhất là hình phạt, trong khi theo nguyên tắc SĐVT thì họ được coi là người vô tội. “Do đó, thời hạn xét xử dài sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người liên quan trong vụ án. Vì vậy, xét xử nhanh chóng, kịp thời là yêu cầu của việc thực hiện nguyên tắc SĐVT”60.

Khi thời hạn chuẩn bị xét xử kết thúc, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong 03 quyết định sau: Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; quyết định tạm đình chỉ vụ án hoặc quyết định đình chỉ vụ án. Trong đó, việc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án đã thể hiện phần nào nội dung của nguyên tắc SĐVT tại giai đoạn xét xử vụ án hình sự. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

59Phí Thành Chung (6/2017),Yêu cầu thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn xét xử,tạp chí Tòa án nhân dân, số 12, tr, 27.

60Phí Thành Chung (6/2017),Yêu cầu thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong giai đoạn xét xử,tạp chí Tòa án nhân dân, số 12, tr, 27.

Khoản 1 Điều 282 BLTTHS năm 2015 quy định Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp: Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 hoặc các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 157 của Bộ luật này; Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa. Đây là các trường hợp vụ án bị đình chỉ, bị cáo sẽ được coi là người không có tội và được giải phóng khỏi các rào cản pháp lý đang được áp dụng đối với họ. Điều khoản này một lần nữa khẳng định nội dung quan trọng của nguyên tắc SĐVT: Không ai bị coi là có tội và bị đối xử như người có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

* Biện pháp ngăn chặn.

Chủ thể áp dụng biện pháp ngăn chặn là Chánh án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và chủ thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn là bị cáo. Cũng giống như giai đoạn điều tra, truy tố, nguyên tắc SĐVT còn thể hiện thông qua những quy định về trình tự,

Một phần của tài liệu Nguyên tắc suy đoán vô tội theo luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 63 - 74)