Chuỗi giá trị của Michael Porter:

Một phần của tài liệu xây dựng lợi thế cạnh tranh cho mặt hàng phân bón là của công ty tnhh long sinh (Trang 32 - 35)

Dây chuyền giá trị là một cách khảo sát tất cả các hoạt động của một cơng ty và làm thế nào chúng tƣơng tác đƣợc với nhau để làm tăng giá trị cho khách hàng. Việc thực hiện cĩ hiệu quả các hoạt động trong dây chuyền giá trị sẽ quyết định hiệu quả hoạt động chung và tạo ra những lợi thế cạnh tranh cho cơng ty.

Phân tích chuỗi giá trị là nhằm xác định những năng lực cốt lõi bên trong doanh nghiệp và trong dây chuyền cung cấp, đồng thời cũng xác định những nguồn của lợi thế cạnh tranh và cơ hội thị trƣờng. Hay nĩi tổng quát, phân tích chuỗi giá trị là một cơng cụ để nhận dạng các lợi thế cạnh tranh trong phối thức. Cĩ thể sử dụng phân tích theo bốn cách khác nhau, đƣa ra bốn cách tiếp cận để nhận dạng lợi thế cạnh tranh trong phối thức.

Đầu tiên, sử dụng phân tích chuỗi giá trị đơn giản bao gồm việc nhận dạng các hoạt động chủ yếu hay hỗ trợ khác nhau mà các hoạt động này cĩ đĩng gĩp quan trọng vào việc giảm chi phí hoặc tạo ra tính độc đáo.

Phƣơng pháp tiếp cận thứ hai để nhận dạng các lợi thế cạnh tranh bao gồm khảo sát các khả năng mới cho việc liên kết các hoạt động giá trị trong chuỗi giá trị.

Phƣơng pháp tiếp cận các lợi thế cạnh tranh thứ ba đƣợc tìm thấy trong liên kết giữa chuỗi giá trị riêng của cơng ty và các chuỗi giá trị riêng của các nhà cung ứng và nhà buơn. Ý tƣởng của Porter khơng phải là tiết kiệm chi phí trên chi tiêu của các nhà cung cấp hay nhà buơn mà là cả hai bên đều cĩ thể thu lợi, bởi vì đây khơng phải là trị chơi cĩ tổng bằng khơng.

Phƣơng pháp tiếp cận thứ tƣ, đây cũng là phƣơng pháp cuối cùng, bao gồm việc phối hợp chuỗi giá trị của cơng ty với chuỗi giá trị của ngƣời tiêu dùng cuối cùng tùy thuộc vào sản phẩm hoặc dịch vụ cĩ liên quan, cĩ thể là một cơng ty hay một gia đình ở địa phƣơng. Nếu khách hàng là một cơng ty, thì các chuỗi giá trị cĩ thể đƣợc phối hợp trực tiếp nhƣ trƣờng hợp của các nhà cung cấp và nhà buơn. Nếu khách hàng là những ngƣời tiêu dùng nội địa, thì vấn đề là phải

hiểu biết chuỗi giá trị của khách hàng và đáp ứng các sản phẩm và dịch vụ phù hợp.

2.3.3.1. Các hoạt động sơ cấp:

Logistics đầu vào: các hoạt động liên quan đến tiếp nhận, tồn kho, phân phối và các đầu vào của sản phẩm, chẳng hạn nhƣ quản lý nguyên vật liệu, lƣu kho và quản lý tồn kho, lập lịch trình hoạt động cho các phƣơng tiện và hồn trả cho nhà cung cấp.

Vận hành: các hoạt động liên quan đến chuyển hĩa các đầu vào thành hình thái sản phẩm sau cùng, nhƣ gia cơng cơ khí, đĩng gĩi, lắp ráp, bảo trì thiết bị, kiểm tra, in ấn, và các hoạt động tiện ích khác.

Logistics đầu ra: các hoạt động liên quan đến thu gom, lƣu trữ và phân phối thực tế các sản phẩm đến ngƣời mua, nhƣ tồn kho thành phẩm, quản lý các vật liệu, vận hành với các phƣơng tiện phân phối, quy trình đặt hàng và xây dựng lịch làm việc.

Marketing và bán hàng: các hoạt động liên quan đến việc cung cấp phƣơng tiện để khách hàng mua sản phẩm, hoặc thúc đẩy họ mua sản phẩm, nhƣ quảng cáo, khuyến mãi, bán hàng, báo giá, lựa chọn kênh phân phối, quan hệ giữa các kênh phân phối và làm giá.

Dịch vụ: các hoạt động liên quan đến cung cấp các dịch vụ nhằm tăng cƣờng hoặc duy trì tốt giá trị của sản phẩm, nhƣ lắp đặt, sửa chữa, huấn luyện, cung cấp phụ tùng, và điều chỉnh sản phẩm.

2.3.3.2. Các hoạt động hỗ trợ:

Thu mua: nĩi đến thu mua là nĩi đến chức năng của cơng tác thu gom các đầu vào để sử dụng trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp, chứ khơng chỉ đơn thuần nĩi về các yếu tố đầu vào đĩ mà thơi. Cơng tác thu mua đầu vào bao gồm nguyên vật liệu thơ, các nguồn cung ứng và những sản phẩm để tiêu thụ khác cũng nhƣ các tài sản: máy mĩc, thiết bị thí nghiệm, thiết bị văn phịng, và nhà xƣởng. Cho dù những hạng mục thu mua đầu

vào này thƣờng liên kết với các hoạt động sơ cấp, nhƣng chúng xuất hiện trong mọi hoạt động giá trị và cả những hoạt động hỗ trợ.

Phát triển cơng nghệ: mỗi hoạt động giá trị đều là hiện thân của cơng nghệ, đĩ là bí quyết, quy trình, hoặc cơng nghệ hiện thân trong các thiết bị của quy trình. Cơng nghệ đƣợc triển khai rộng khắp trong doanh nghiệp, từ cơng nghệ ứng dụng trong khâu chuẩn bị chứng từ và vận chuyển hàng hĩa đến các cơng nghệ chứa đựng ngay bên trong sản phẩm. Hơn thế nữa, nhiều hoạt động giá trị sử dụng loại cơng nghệ kết hợp từ nhiều cơng nghệ phụ khác nhau liên quan đến nhiều mơn khoa học khác nhau. Phát triển cơng nghệ cĩ thể hỗ trợ bất cứ loại cơng nghệ nào hiện diện trong các hoạt động giá trị, bao gồm những mảng nhƣ cơng nghệ viễn thơng cho hệ thống đặt hàng, hoặc tự động hĩa văn phịng cho bộ phận kế tốn. Phát triển cơng nghệ khơng những chỉ áp dụng cho các cơng nghệ cĩ liên hệ trực tiếp với sản phẩm sau cùng mà nĩ cịn xuất hiện dƣới nhiều hình thức khác, từ nghiên cứu cơ bản và thiết kế sản phẩm đến nghiên cứu truyền thơng, thiết kế quy trình thiết bị, các thủ tục phục vụ. Phát triển cơng nghệ liên quan đến sản phẩm và các đặc trƣng của sản phẩm sẽ hỗ trợ tồn bộ chuỗi giá trị, trong khi những loại hình khác của nĩ chỉ liên kết với các hoạt động sơ cấp hoặc hoạt động hỗ trợ đặc trƣng.  Quản trị nguồn nhân lực: bao gồm nhiều hoạt động liên quan đến tuyển

dụng, thuê lao động, huấn luyện, phát triển và vấn đề thu thập của tất cả các loại nhân sự. Quản trị nguồn nhân lực hỗ trợ cả các hoạt động sơ cấp, hoạt động hỗ trợ đơn lẻ (ví dụ nhƣ thuê kỹ sƣ) và tồn bộ chuỗi giá trị (chẳng hạn nhƣ thƣơng lƣợng với ngƣời lao động). Việc nâng cao kỹ năng của ngƣời lao động và duy trì những quan hệ lao động tốt là rất quan trọng cho việc tạo ra giá trị và giảm các chi phí.

Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: bao gồm nhiều hoạt động nhƣ quản trị tổng quát, lập kế hoạch, tài chính, kế tốn, pháp lý, cơng tác với các cơ quan nhà nƣớc, và quản trị chất lƣợng. Khơng giống nhƣ các hoạt động

hỗ trợ khác, cơ sở hạ tầng thƣờng hỗ trợ tồn bộ chuỗi giá trị chứ khơng chỉ cho những hoạt động riêng lẻ nào.

Một phần của tài liệu xây dựng lợi thế cạnh tranh cho mặt hàng phân bón là của công ty tnhh long sinh (Trang 32 - 35)