Vai trò của chi trả dịch vụ môi trường rừng

Một phần của tài liệu Pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng (Trang 25 - 26)

Thứ nhất, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ và phát triển rừng của người làm nghề rừng. Phát triển cơ chế CTDVMTR đóng góp lớn vào việc bảo vệ và phát triển rừng. Nếu DVMT càng tốt thì người làm nghề rừng (là những người cung ứng DVMTR), càng được trả giá cao. Điều này đưa đến hệ quả là người làm nghề rừng có trách nhiệm bảo vệ và phát triển chính hàng hoá của mình giúp hạn chế tình trạng chặt phá rừng bừa bãi hoặc có các hành vi vi phạm về lâm nghiệp khác. Họ sẽ phải tính toán và lên kế hoạch khai thác sao cho vẫn đảm bảo cung cấp được DVMTR và vẫn thu được nguồn lợi trực tiếp từ rừng sản xuất. Tình trạng phá rừng làm nương rẫy sẽ được hạn chế, giảm diện tích đất rừng bị hoang hoá, thay vào đó là phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nhằm phát triển rừng với diện tích ngày càng lớn.

Thứ hai, góp phần cải thiện chất lượng MTR. Do rừng phát triển, động thực vật có nơi để cư trú nên DVMTR cũng góp phần duy trì và bảo vệ đa dạng sinh học, cải thiện môi trường sinh thái. Không chỉ có giá trị kinh tế, rừng còn đóng quan trọng trong bảo tồn các loài hoang dã và duy trì hệ sinh thái hiện có. Rừng bị huỷ hoại dẫn đến có nhiều loài động vật bị chết do thiếu nơi cư trú hay mất nguồn thức ăn sẽ làm suy giảm về số lượng loài, chất lượng loài, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. Việc nâng cao đóng góp của người làm nghề rừng nhờ cơ chế CTDVMTR sẽ gián tiếp cải thiện chất lượng MTR.

Thứ ba, CTDVMTR gia tăng đóng góp của ngành lâm nghiệp vào nền kinh tế quốc dân, giảm nhẹ gánh nặng lên ngân sách Nhà nước cho việc đầu tư vào ngành lâm nghiệp, đưa lâm nghiệp tương xứng với các ngành nghề khác. Từ đó, CTDVMTR sẽ là nguồn tài chính ổn định và bền vững đóng góp vào kinh tế quốc doanh. Ngoài ra, khoản tiền Nhà nước thu được một phần từ CTDVMTR sẽ dùng cho công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện dự án, đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ và phát triển rừng…

Thứ tư, CTDVMTR tạo việc làm cho người dân (đặc biệt là người dân vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, người dân tộc thiểu số), giúp họ từng bước cải thiện

20

cuộc sống, yên tâm, gắn bó với rừng. Mặt khác chính sách này đã tạo cơ hội cho đông đảo các hộ nghèo tham gia chương trình CTDVMTR góp phần quan trọng vào công tác xóa đói giảm nghèo cho các địa phương.

Cuối cùng, CTDVMTR làm chuyển biến nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Với Nhà nước, CTDVMTR thay đổi tư duy về giá trị kinh tế của tài nguyên rừng, đưa đến những định hướng khai thác tài nguyên rừng hiệu quả và bền vững. Với các chủ thể sử dụng DVMTR, chính sách này sẽ thúc đẩy ý thức bảo vệ rừng nói riêng và MTR nói chung. Theo đó, nếu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh hay người dân muốn khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên rừng bền vững thì phải trả một khoản tiền để duy trì giá trị mà rừng mang lại. Và với việc phải trả tiền cho việc sử dụng các dịch vụ này, các chủ thể này phải cân nhắc về hiệu quả kinh tế cho việc đầu tư công nghệ hiện đại nhằm giảm bớt chi phí phải trả cho DVMTR, qua đó vừa thúc đẩy phát triển khoa học – kỹ thuật, vừa bảo vệ môi trường. Với các chủ thể là bên cung ứng các DVMTR, cơ chế này sẽ tạo động lực to lớn thúc đẩy duy trì, nâng cao diện tích và chất lượng rừng, mang đến những chuyển biến tích cực trong nhận thức người dân về rừng, tránh tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)