Về hoạt động kiểm tra, giám sát, công khai tài chính

Một phần của tài liệu Pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng (Trang 61 - 68)

Thứ nhất, xây dựng cơ chế tự kiểm tra, giám sát với sự tham gia của cả ba bên, tương tự cơ chế CTDVMTR thông qua hình thức chi trả gián tiếp. Tương tự như cơ chế giám sát được thực hiện tại Brazil, tổ chức giám sát độc lập được thành lập nhằm theo dõi, đánh giá hiệu quả thực hiện hoạt động cung ứng và chi trả tiền DVMTR. Tuy nhiên, về thành phần tổ chức giám sát này, sẽ có những thay đổi cho phù hợp với cơ chế CTDVMTR khi triển khai tại Việt Nam. Theo đó, hoạt động CTDVMTR ở mỗi địa phương sẽ được kiểm tra, giám sát thường niên bởi 1 Hội đồng được lập ra với thành phần đại diện của: (i) bên sử dụng DVMTR; (ii) Quỹ BV&PTR cấp tỉnh và (iii) bên cung ứng DVMTR. Các bên bắt buộc phải minh bạch, công khai thông tin liên quan đến thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong đó, đặc biệt đối với bên sử dụng DVMTR phải minh bạch các thông tin liên quan đến tổng số tiền đã chi trả, tình trạng tài chính, nhu cầu khai thác DVMTR trong kỳ tiếp theo; đối với bên được CTDVMTR, phải minh bạch các thông tin liên quan đến số tiền đã được nhận từ CTDVMTR, các hoạt động góp phần cải thiện chất lượng DVMTR; đối với Quỹ BV&PTR cấp tỉnh, phải cung cấp các thông tin liên quan đến điều phối, sử dụng tiền CTDVMTR. Đối với Hội đồng này, hoàn toàn có khả năng tự điều chỉnh mức chi trả trong quá trình thực hiện các hoạt động nếu nhận được sự nhất trí giữa cả 3 bên.

Thứ hai, ban hành Quy chế kiểm tra, giám sát và các văn bản hướng dẫn cần thiết để áp dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc, tạo sự đồng bộ giữa các địa phương, từ đó hỗ trợ quá trình tổng hợp, kiểm tra giám sát của Quỹ BV&PTR cũng như các cơ quan nhà nước cấp Trung ương.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Mặc dù, các quy định pháp luật về CTDVMTR đang được đánh giá là ngày càng được hoàn thiện để đảm bảo mục tiêu DVMTR trở thành động lực chính cho bảo vệ phát triển rừng và nâng cao chất lượng rừng, giải quyết kịp thời các vướng mắc của hoạt động CTDVMTR trên thực tế. Tuy nhiên, cơ chế CTDVMTR được quy định trong Luật LN 2017 và NĐ 156/2018/NĐ-CP vẫn tồn tại một số bất cập khi được

56

triển khai thực hiện. Điển hình là những bất cập trong xác định đối tượng CTDVMTR, quyền và nghĩa vụ của các bên chi trả, mức chi trả, hình thức chi trả và bất cập trong hoạt động kiểm tra, giám sát. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về CTDVMTR, kết hợp với việc học tập kinh nghiệm từ hoạt động CTDVMTR tại các quốc gia trên thế giới như sau:

Thứ nhất, về các loại DVMTR được chi trả, tác giả đề xuất tiến hành hướng dẫn cụ thể hoạt động CTDVMTR của tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh phát thải khí nhà kính lớn để thu tiền CDVMTR từ dịch vụ ấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh.

Thứ hai, về đối tượng cung ứng DVMTR, tác giả đề xuất thay đổi quy định về nghĩa vụ, theo đó, bên cung ứng DVMTR phải thực hiện duy trì hiện trạng rừng cả về chất lượng DVMTR lẫn diện tích rừng.

Thứ ba, về hình thức CTDVMTR, kiến nghị xác định rõ trách nhiệm quản lý, cơ chế quản lý nhà nước đối với các đối tượng CTDVMTR theo hình thức chi trả trực tiếp; nâng cao vai trò, sự hỗ trợ của nhà nước trong việc hỗ trợ các bên ký kết hợp đồng CTDVMTR với hình thức chi trả trực tiếp; nghiên cứu bổ sung một số lợi ích có giá trị nhằm thay thế lợi ích vật chất bằng cách đẩy mạnh tìm hiểu nhu cầu của người dân;

Thứ tư, về bất cập liên quan đến xác định đối tượng CTDVMTR, tác giả đề xuất pháp luật về CTDVMTR nên thay đổi theo hướng số tiền cần phải chi trả này phải được chính các đối tượng quy định tại tại Khoản 2 Điều 63 Luật LN 2017 chi trả; đồng thời rà soát lại và quy định cụ thể danh mục ngành nghề công nghiệp nhằm xác định đối tượng sản xuất công nghiệp phải chi trả tiền DVMTR; về quyền và nghĩa vụ của các bên kiến nghị tăng cường quyền cho các bên tự thỏa thuận cụ thể các quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng cung ứng dịch vụ;

Thứ năm, về mức CTDVMTR, tác giả kiến nghị nâng mức CTDVMTR, tuy nhiên, việc nâng mức CTDVMTR theo lộ trình phù hợp; nâng cao sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước địa phương trong việc xác định nguồn nước từ rừng và chất lượng nguồn nước được sử dụng;

Cuối cùng, về hoạt động kiểm tra giám sát và công khai tài chính, tác giả kiến nghị xây dựng cơ chế tự kiểm tra, giám sát với sự tham gia của cả ba bên; ban hành Quy chế kiểm tra, giám sát và các văn bản hướng dẫn cần thiết để áp dụng thống nhất

57

trong phạm vi toàn quốc; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, kết hợp với các chương trình lâm nghiệp khác.

58

KẾT LUẬN CHUNG

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và sự gia tăng nhu cầu phát triển bền vững, cân bằng giữa lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường, CTDVMTR trở thành một công cụ hữu ích cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam, tận dụng tiềm năng về rừng của mình. Các quy định pháp luật về CTDVMTR cũng ngày càng hoàn thiện theo hướng nâng cao hiệu quả chi trả, giảm bớt khó khăn cho các đối tượng phải CTDVMTR, đồng thời đẩy mạnh sử dụng CTDVMTR như một công cụ tài chính hiệu quả nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Thông qua việc phân tích các quy định pháp luật về CTDVMTR trong khóa luận, tác giả xin được tổng kết như sau:

Thứ nhất, về bản chất và vai trò của CTDVMTR. CTDVMTR được xác định là một quan hệ tài chính, thể hiện qua việc các chủ thể sử dụng DVMTR trả tiền cho những chủ thể giúp duy trì hoặc cung ứng các DVMTR. Từ quan hệ tài chính này, nhà nước có thể điều phối nhằm hướng đến thực hiện ba vai trò quan trọng: kinh tế - môi trường – xã hội.

Thứ hai, pháp luật các quốc gia trên thế giới về CTDVMTR. CTDVMTR đã không còn là một công cụ mới trong việc đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Hiện nay CTDVMTR đã được triển khai tại nhiều quốc gia và mang lại những kết quả tích cực. Qua đó, với tiềm năng hiện có về rừng của Việt Nam, chúng ta nên tích cực nghiên cứu, ứng dụng những giải pháp, sáng kiến của các quốc gia có cơ chế CTDVMTR phát triển, chẳng hạn: thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả CTDVMTR, áp dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật tiên tiến… nhằm phân tích, định hướng hoàn thiện pháp luật và thực thi hiệu quả chính sách này trên thực tế.

Thứ ba, bất cập trong pháp luật về CTDVMTR và kiến nghị hoàn thiện. Pháp luật về CTDVMTR hiện tại đã cơ bản đáp ứng yêu cầu về quản lý DVMTR. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số bất cập liên quan đến các vấn đề về loại DVMTR được chi trả, đối tượng chi trả, mức và hình thức chi trả cùng cơ chế kiểm tra, giám sát. Do đó, tác giả kiến nghị hoàn thiện pháp luật theo hướng tăng cường quyền tự điều chỉnh và giám sát lẫn nhau giữa các bên liên quan trong cơ chế, qua đó gia tăng trách nhiệm đối với môi trường của các bên, nhanh chóng triển khai thực hiện CTDVMTR đối với những loại DVMTR có tiềm năng, đồng thời, bổ sung một số quy định nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chi trả, đảm bảo tối ưu hóa hoạt động đánh giá, giám sát trên thực tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ luật dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24 tháng 11 năm 2015;

2. Luật Bảo vệ và phát triển rừng (Luật số 29/2004/QH11) ngày 03 tháng 12 năm

2004;

3. Luật Lâm nghiệp (Luật số 16/2017/QH14) ngày 15 tháng 11 năm 2017;

4. Luật Bảo vệ môi trường (Luật số 72/2020/QH14) ngày 17 tháng 11 năm 2020;

5. Nghị định số 05/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/01/2008 về Quỹ Bảo vệ

và Phát triển rừng;

6. Quyết định số 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/4/2008 về

chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng;

7. Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/9/2010 về chính sách chi

trả dịch vụ môi trường rừng;

8. Nghị định số 147/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa

đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;

9. Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn ban hành ngày 10/06/2009 quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng;

10. Thông tư 22/2017/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn ngày 15/11/2017 về hướng dẫn một số nội dung thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;

11. Nghị định 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/11/2018 quy định chi tiết

một số điều của Luật Lâm nghiệp;

B. Tài liệu tham khảo

12. Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020;

13. Chỉ thị số 36/1998/CT-TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường

công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

14. Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Ban chấp hành Trung ương

Đảng về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

15. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương

Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

16. Quyết định 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê

duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020;

17. Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương

Đảng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

18. Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về

tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;

20. Võ Trung Tín (2020), “Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền theo pháp luật môi trường Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật;

21. Võ Trung Tín (2014), “Về nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền – Kinh

nghiệm nước ngoài và những vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt Nam”, Tạp

chí Khoa học pháp lý, số 06(85)/2014

22. Vũ Tấn Phương, “Giá trị môi trường và dịch vụ môi trường sống”¸ Tạp chí

Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 15-2016;

23. Phạm Hồng Lượng, “Chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam, thực trạng

và chính sách”, Tạp chí Khoa học công nghệ lâm nghiệp, số 01/2018;

24. Mai Quyên, Vũ Thị Minh Ngọc, “Phân tích kết quả thực hiện chính sách chi

trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam giai đoạn 2011-2016”, Tạp chí khoa

học và công nghệ lâm nghiệp số 03/2018;

25. Nguyễn Phúc Thọ, Trần Quang Bảo, “Nghiên cứu xác định giá trị dịch vụ môi

trường rừng trong lưu vực của một số hồ thuỷ điện ở Việt Nam”, Tạp chí Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, số 15/2017;

26. Vũ Tấn Phương (2016), “Giá trị môi trường và dịch vụ môi trường sống”¸ Tạp

chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn;

27. Nguyễn Lâm Trâm Anh (2019), “Pháp luật về dịch vụ môi trường rừng theo

pháp luật lâm nghiệp Việt Nam năm 2017”, Kỷ yếu Hội thảo “Những điểm

mới của Luật Lâm nghiệp 2017”;

28. Cao Trường Sơn (2015), “Chi trả dịch vụ môi trường – Công cụ mới trong

quản lý tài nguyên và môi trường”, Tạp Tài nguyên và Môi trường (số 21);

29. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, Báo cáo chuyên đề “Tổng kết 10 năm thực

hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng giai đoạn 2011-2020 và định hướng phát triển giai đoạn 2021-2030”;

30. Phạm Thu Thủy, Karen Bennett, Vũ Tấn Phương, Jake Brunner, Lê Ngọc

Dũng và Nguyễn Đình Tiến (2013), Chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam: Từ chính sách đến thực tiễn. Báo cáo chuyên đề 98. Bogor, Indonesia: CIFOR;

31. Nguyễn, Thị Đông (2020), Nghiên cứu giá trị và khả năng chi trả dịch vụ môi

trường rừng tại vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, Luận án tiến sỹ, Đại học Quốc Gia Hà Nội;

32. Phạm Thu Thủy (2020), Tác động kinh tế và xã hội của chi trả dịch vụ môi

trường rừng tại Vườn Quốc gia Cát Tiên;

33. Triệu Văn Hùng (2018), Kết quả thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối

với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nguồn nước từ rừng tại 4 tỉnh Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.

Tài liệu từ internet

34. FAO, “Global Forest Resources Assessment 2015”,

http://www.fao.org/3/i4808e/i4808e.pdf;

35. Khánh Ly, “Dịch vụ môi trường và chi trả dịch vụ môi trường”,

https://moitruong.com.vn/tai-lieu/dich-vu-moi-truong-rung-va-chi-tra-dich- vu-moi-truong-rung-20752.htm;

36. E.A Obeng, F.X Aguilar and L.M Mccan, “Payments for forest ecosystem services: a look at neglected existence values: The free rider problem and

beneficiaries willingness to pay”

https://www.researchgate.net/publication/326034164_Payments_for_forest_e cosystem_services_A_look_at_neglected_existence_values_the_free-

rider_problem_and_beneficiaries'_willingness_to_pay;

37. “Environmental services refer to qualitative functions of nature non –

produced assets of land, water and air (including related ecosystem) and their biota”, https://stats.oecd.org/glossary/detail.asp?ID=843;

38. Vũ Văn Tự, “Cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về

xã hội hóa dịch vụ môi trường”, https://bitly.com.vn/192h2t;

39. Unisféra International Centre, “Payments for Environmental Services: A

Survey and Assessment of Current Schemes”

https://www.cbd.int/financial/doc/cec-pes.pdf ;

40. Stefan Innes, Payments for Ecosystem Services Programs & Development

Goals: How have different interaction strategies with local institutions

impacted PES program outcomes?,

https://ruor.uottawa.ca/bitstream/10393/38166/1/Innes_Stefan_2018_researc hpaper.pdf;

41. Bích Hồng, “Hơn 6,8 triệu ha rừng được nhận tiền dịch vụ môi trường”, https://bnews.vn/hon-6-8-trieu-ha-rung-duoc-nhan-tien-dich-vu-moi-

truong/178766.html;

42. Dũng Nguyễn, “Rừng ngập mặn ĐBSCL trị giá bao nhiêu?”,

https://www.thesaigontimes.vn/314723/rung-ngap-man-dbscl-tri-gia-bao- nhieu.html;

43. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, “Tổng kết thí điểm chi trả dịch vụ môi trường

rừng đối với các cơ sở sản xuất có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước”, http://vnff.vn/tin-tuc/tin-trung-uong/2018/8/tong-ket-thi-diem-chi-tra-dich- vu-moi-truong-rung-doi-voi-cac-co-so-san-xuat-co-su-dung-nuoc-truc-tiep- tu-nguon-nuoc;

44. Nguyễn Tuấn Phú, “Chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam”,

http://www.iucn.org/sites/.dev/files/import/downloads/.pes_nguyen_tuan_ph u_ppt.pdf;

45. “Toàn cảnh về rừng tự nhiên Việt Nam kể từ năm 1945”,

https://www.vietnamplus.vn/toan-canh-ve-rung-tu-nhien-cua-viet-nam-ke-tu- nam-1945/424755.vnp;

46. Cục Kiểm lâm Việt Nam, “Số liệu diễn biến rừng”,

http://www.kiemlam.org.vn/Desktop.aspx/List/So-lieu-dien-bien-rung-hang- nam/;

47. Khánh Ly, “Đề xuất chi trả kết quả thực hiện REDD+ tại Việt Nam”,

https://baotainguyenmoitruong.vn/de-xuat-chi-tra-ket-qua-thuc-hien-redd-tai- viet-nam-305764.html;

48. Carlos Hinojosa, “Payments for Ecosystem Services in Costa Rica”, https://www.besnet.world/learning-20-years-payments-ecosystem-services- costa-rica;

49. Thomas Greiber, “Payments for Ecosystem Services Legal and Institutional

Frameworks”, https://www.iucn.org/downloads/eplp_78_1.pdf

50. T. Nhiệm, “Tăng thu nhập từ cây cà phê”, https://bitly.com.vn/eu2m7y;

51. Anh Thắng, “Trồng ngô sinh khối thu nhập cao hơn ngô lấy hạt”,

https://bitly.com.vn/ah5e6w;

52. Quốc Trọng, “Bất cập chi trả dịch vụ môi trường rừng”,

https://www.thiennhien.net/2021/01/14/bat-cap-chi-tra-tien-dich-vu-moi-

Một phần của tài liệu Pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)