Về hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng

Một phần của tài liệu Pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng (Trang 58 - 59)

Thứ nhất, xác định rõ trách nhiệm quản lý, cơ chế quản lý nhà nước đối với các đối tượng CTDVMTR theo hình thức chi trả trực tiếp; nâng cao vai trò, sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc khuyến khích, thúc đẩy, hỗ trợ kỹ thuật và pháp lý cho các bên ký kết hợp đồng CTDVMTR với hình thức chi trả trực tiếp. Chính quyền địa phương cũng có thể tìm kiếm và huy động nguồn lực từ các tổ chức xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận để hỗ trợ các bên phân tích, đánh giá quyền và lợi ích hợp pháp khi tham gia hợp đồng. Đồng thời, đẩy mạnh và thường xuyên thống kê, giám sát hoạt động chi trả trực tiếp trên thực tế để đảm bảo tính minh bạch của các giao dịch và tính chất của CTDVMTR.

Thứ hai, nghiên cứu bổ sung một số lợi ích có giá trị nhằm thay thế lợi ích vật chất bằng cách đẩy mạnh tìm hiểu nhu cầu của người dân. Tại Costa Rica, với những hộ gia đình, cá nhân cung ứng DVMTR nhưng phân bố nhỏ lẻ, khó tập trung, Chính phủ đã chuyển từ hình thức chi trả tiền mặt cho những chủ thể này và thay vào đó, xây dựng mới hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cộng đồng. Ở Việt Nam, việc thay thế các lợi ích này có thể thực hiện thông qua việc tập hợp một số hộ gia đình, cá nhân quản lý diện tích nhỏ rừng được CTDVMTR để vận động chi trả bằng một lợi ích khác liên quan đến đầu tư phát triển sinh kế, an sinh xã hội hoặc bảo vệ và

53

phát triển rừng. Ví dụ: thay thế việc chi trả tiền bằng hỗ trợ giống vật nuôi, cây trồng; tổ chức tập huấn nâng cao kỹ thuật nuôi trồng cây rừng; trao tặng quà cho hộ gia đình khó khăn nhưng có nhiều đóng góp cho bảo vệ rừng và nâng cao chất lượng rừng tại địa phương; tích hợp với ngân sách địa phương để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ mục đích học tập, xây dựng và nâng cấp các công trình công cộng… Theo

nghiên cứu “Tác động kinh tế và xã hội của chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Vườn

Quốc gia Cát Tiên” các hộ dân ở khu vực Tiên Hoàng tại Vườn Quốc gia Cát Tiên tham gia phỏng vấn cũng chỉ ra rằng số tiền CTDVMTR rất thấp nên không tạo được động lực kinh tế để tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, họ cho rằng nếu nhận được tiền CTDVMTR thông qua qua hình thức cây giống chất lượng cao thì sẽ tạo động lực với họ lớn hơn bởi với điều kiện tiếp cận thông tin và nguồn lực

tài chính, người dân hiện khó có thể mua được các loại giống cây trồng đảm bảo98.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)