Hai loại DVMTR là hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn và nuôi trồng thủy sản chưa được thực thi vì còn nhiều quy định chưa được hướng
dẫn cụ thể như cách tính phí chi trả DVMTR61.
Nếu thu được tiền DVMTR từ hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn sẽ tạo nguồn thu quan trọng vì theo số liệu thống kê, dự kiến đến đầu năm 2030, chỉ riêng đối với ngành điện thì sản lượng của nhiệt điện than là lớn nhất với khoảng 33,6% tiếp đó là nhiệt điện khí chiếm 19%, thủy điện chiếm khoảng
13%, thủy điện nhỏ và các nguồn khác khoảng 27%62. Bên cạnh đó, một số tỉnh ven
biển có rừng ngập mặn mang tiềm năng về dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của
rừng rất lớn (đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long)63. Một số địa phương
58 Khoản 1 Điều 72 NĐ 156/2018/NĐ-CP
59 Điểm a Khoản 2 Điều 72 NĐ 156/2018/NĐ-CP
60 Điểm b Khoản 2 Điều 72 NĐ 156/2018/NĐ-CP
61 Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, tlđd (40), tr. 28
62 “Công suất các nhà máy điện than sẽ giảm còn 8.760 MW vào năm 2025” https://bitly.com.vn/7uvz7h truy cập ngày 12/05/2020
63 Giá trị tích lũy các-bon của rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (được ghi nhận qua thang tín dụng các-bon và phụ thuộc vào giá thị trường) là 18,4 triệu đô la Mỹ/năm, hay tương ứng với 25 đô la/ha, chiếm 14,5% tổng giá trị (Dũng Nguyễn, “Rừng ngập mặn ĐBSCL trị giá bao nhiêu?”,
38
có trữ lượng rừng cao như huyện Ba Bể, Bắc Kạn có vườn quốc gia Ba Bể với diện tích có rừng là hơn 7.565,50 héc-ta được ước tính giá trị dịch vụ hấp thụ các-bon hằng
năm đạt 0,62 đến 3,1 tỷ đồng64. Do đó, nếu tổ chức thực hiện CTDVMTR, sẽ mang
đến nguồn thu đáng kể và hiệu quả cho các địa phương này.
Vì vậy, để đảm bảo công bằng giữa các chủ thể hưởng lợi từ DVMTR cũng như tăng giá trị chi trả cho các chủ thể cung ứng DVMTR, Nhà nước cần sớm quy định giá thành chi trả cho DVMTR đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn.