Bất cập về đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng

Một phần của tài liệu Pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng (Trang 45 - 46)

Thứ nhất, như chương 1 đã phân tích, để việc CTDVMTR được thực thi đúng mục đích, đòi hỏi giao dịch CTDVMTR phải là giao dịch có điều kiện. Và điều kiện về phía bên cung ứng DVMTR phải đảm bảo, đó chính là đảm bảo chất lượng DVMTR. Ở đây, Luật LN 2017 quy định nghĩa vụ của đối tượng cung ứng DVMTR chỉ ở việc “duy trì diện tích rừng” theo đúng quy hoạch, kế hoạch quản lý đối với từng loại rừng đã được phê duyệt66. Như thế, nghĩa vụ của đối tượng cung ứng DVMTR chỉ được nhấn mạnh ở khía cạnh diện tích rừng được CTDVMTR. Điều này không đảm bảo mục đích về mặt môi trường của CTDVMTR. Có trường hợp diện tích rừng được duy trì, tuy nhiên, chất lượng rừng lại suy giảm. Nếu theo quy định tại Điều 65, bên cung ứng DVMTR đã thực hiện đúng phần nghĩa vụ của mình, tức duy trì đúng diện tích nhận chi trả, nhưng ngược lại, chất lượng của MTR lại không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hệ sinh thái rừng. Từ đó, làm suy giảm hiệu quả của chính sách chi trả. Thiết nghĩ, để đánh giá toàn diện nghĩa vụ của bên cung ứng DVMTR, nên chăng sửa đổi quy định nghĩa vụ bên cung ứng DVMTR phải đáp ứng, duy trì hiện trạng rừng (bao gồm cả diện tích rừng và chất lượng rừng), và đây là một điều kiện tiên quyết để được hưởng CTDVMTR theo đúng đơn giá được quy định trong hợp đồng CTDVMTR.

Thứ hai, việc đánh giá diện tích được chi trả vẫn còn nhiều bất cập trên thực tế nếu cứ duy trì việc đánh giá diện tích dựa trên các phương pháp thủ công (cắm mốc giới, đo đạc thực địa) và việc các cơ quan lâm nghiệp không thường xuyên cập nhật bản đồ hiện trạng rừng. Do đó, việc xác định chính xác diện tích rừng thực hiện chi

40

trả để làm căn cứ chi trả tiền dịch vụ là tương đối khó khăn, khó triển khai. Chẳng hạn như tại Sơn La, diện tích rừng trên toàn tỉnh và diện tích rừng cung cấp dịch vụ môi trường đã tăng dần từ năm 2009 sau khi thực hiện CTDVMTR. Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay, số liệu về diện tích rừng do Chi Cục Kiểm lâm, Quỹ BV&PTR Sơn La và Chi cục Thống kê tỉnh Sơn La công bố không giống nhau (số liệu Chi cục thống kê và Quỹ BV&PTR Sơn La cho thấy diện tích trên quy mô toàn tỉnh giảm trong khi số liệu của Chi cục kiểm lâm lại cho thấy diện tích rừng tăng)67. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc kết luận tác động của CTDVMTR đối với diện tích rừng. Đồng thời, đây cũng là bất cập dẫn đến thực trạng một số nơi hoạt động chi trả cho đối tượng cung ứng DVMTR diễn ra trong thời gian dài, chi trả không kịp thời do thiếu số liệu, thiếu căn cứ chi trả. Vì thế, cần bổ sung áp dụng một số biện pháp kiểm soát hiện trạng rừng được chi trả thông qua các phương tiện kỹ thuật hiện đại, vừa tránh sai sót vừa đảm bảo về mặt thời gian và ít tốn kém chi phí, nhân lực.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)