dịch vụ môi trường rừng
CTDVMTR là xu hướng tất yếu để tạo nguồn tài chính bền vững, nhất là trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhận thức được tầm quan trọng của CTDVMTR, Đảng và Nhà nước ta đã có những đường lối, chủ trương đặt nền móng, làm cơ sở xây dựng chế định CTDVMTR trong pháp luật về lâm nghiệp.
Đầu tiên, để có cái nhìn toàn diện về chính sách của Đảng liên quan đến bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ MTR nói riêng, Chỉ thị số 36/1998/CT-TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trường là một
vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xoá đói giảm nghèo ở mỗi nước” và nêu ra một trong những
giải pháp để khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên rừng là “áp dụng các
biện pháp kinh tế và luật pháp cần thiết tăng nhanh tỷ lệ che phủ rừng, thực hiện nghiêm chỉnh lệnh đóng cửa rừng tự nhiên, bảo vệ rừng đi đôi với việc giải quyết định canh định cư, giải quyết việc làm và cung cấp đầy đủ lương thực cho dân sinh sống với rừng”.
21
Tiếp theo, Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước đã xác định nhiệm vụ: “Việc khai thác và sử dụng các nguồn
tài nguyên thiên nhiên phải bảo đảm tính hiệu quả, bền vững và phải gắn với bảo vệ môi trường trước mắt và lâu dài.”.
Với những mục tiêu, nhiệm vụ về khai thác hiệu quả, bền vững tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên rừng, Chiến lược Phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 (Quyết định 18/2007/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ngày 05/02/2007), đã nhấn mạnh việc “… đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các
thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào phát triển lâm nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi…”, và
nhiệm vụ “bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH nhằm đóng góp có hiệu quả
cho … tạo nguồn thu từ các dịch vụ môi trường”. Đây là tiền đề, căn cứ ban đầu thúc đẩy quá trình hiện thực hóa ý tưởng CTDVMTR.
Tiếp tục cụ thể hóa quan điểm của Đảng trong vấn đề phát triển nông – lâm nghiệp, trong đường lối đổi mới của Đảng được thể hiện tại Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn, Đảng đã đề ra mục tiêu: “Để xây dựng nền nông nghiệp toàn diện
cần phát triển toàn diện từ quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo, làm giàu rừng đến khai thác, chế biến lâm sản, bảo vệ môi trường cho du lịch sinh thái, lấy nguồn thu từ rừng để bảo vệ, phát triển rừng và làm giàu từ rừng”.
Nhiệm vụ phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường cũng được nhấn mạnh trong Quyết định 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020. Theo đó, hai trong
ba mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng là “bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; sử dụng
tài nguyên rừng và quỹ đất được quy hoạch cho lâm nghiệp có hiệu quả và bền vững”
đồng thời “tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân có cuộc sống gắn
với nghề rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh, quốc phòng.”. Về
bảo vệ rừng, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: “Tiếp tục đẩy mạnh xã
hội hóa lâm nghiệp theo phương châm bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.” và tập trung huy động nguồn vốn hỗ trợ bảo vệ rừng,
đặc biệt, tăng cường “huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác, bao gồm nguồn
thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuế tài nguyên rừng…”. Như thế, Quyết định số 57/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã cụ thể hóa được những nhiệm vụ được
22
Đảng đặt ra về phát triển bền vững tài nguyên rừng, nâng cao đời sống người dân trong lĩnh vực lâm nghiệp và xã hội hóa hoạt động bảo vệ MTR, đưa CTDVMTR trở thành một công cụ tài chính bền vững và hiệu quả.
Không dừng lại ở đó, Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã định hướng giải pháp chủ yếu về bảo vệ môi
trường. Cụ thể, Đảng ta nhấn mạnh: “Quán triệt và vận dụng có hiệu quả các nguyên
tắc: người gây ô nhiễm phải trả chi phí để xử lý, khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi môi trường; người được hưởng lợi từ tài nguyên, môi trường phải có nghĩa vụ đóng góp để đầu tư trở lại cho quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.”. Nhìn nhận hợp lý và tiến bộ này thực sự đã tạo điều kiện cho tư duy về nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” phát triển mạnh mẽ và là căn cứ thể hiện tính công bằng trong pháp luật về môi trường.
Nối tiếp những quan điểm, chỉ đạo trên, vào ngày 12/01/2017, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó xác định một
trong những nhiệm vụ, giải pháp của Đảng và Nhà nước trong thời gian tới là: “Rà
soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, khắc phục sự chồng chéo, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, khả thi; thực hiện các chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng. Gắn mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho người dân địa phương, đồng bào dân tộc miền núi, biên giới, nhất là cho người dân làm nghề rừng. Đẩy mạnh xã hội hóa, có cơ chế, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.”. Như thế, CTDVMTR đã được xác định là mục tiêu trọng tâm của Đảng trong định hướng phát triển lâm nghiệp. Điều này thể hiện một thực tế rằng trong suốt thời gian triển khai thực thi hoạt động chi trả, chính sách này đã đem đến những kết quả tích cực, thể hiện sự đúng đắn trong đường lối, chủ trương của Đảng. Và để tiếp nối những thành tựu đã đạt được, cần thiết rà soát, hoàn thiện pháp luật về CTDVMTR trong thời gian tới.
Có thể nói, với những chỉ đạo kịp thời và đúng đắn của Đảng, sự quyết liệt và nhìn nhận hợp lý của Nhà nước, cơ chế CTDVMTR đã có được những cơ sở quan trọng cho việc xây dựng, hoàn thiện và phát triển. Theo đó, CTDVMTR là một chính sách hiệu quả cả về mặt kinh tế lẫn mặt môi trường, dựa trên hai nguyên tắc chủ đạo là “phát triển bền vững” và nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Đồng thời,
23
đây cũng là chính sách thể hiện mức độ xã hội hóa cao trong quản lý kinh tế nông nghiệp, góp phần đưa ý thức bảo vệ môi trường trở nên gần gũi hơn trên thực tế và được người dân tự nguyện chấp hành.