Thực tiễn về hiệu quả môi trường rừng

Một phần của tài liệu Pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng (Trang 29 - 31)

Theo số liệu thống kê của Viện Điều tra quy hoạch rừng, tổng diện tích rừng cả nước được ghi nhận vào năm 1945 là 14,3 triệu héc-ta, đến năm 1995, diện tích rừng tự nhiên chỉ còn 8,25 triệu héc-ta. Trước thực trạng suy giảm diện tích rừng tự nhiên đến mức báo động, từ năm 1995, Chính phủ đã tuyên bố “đóng cửa” rừng tự nhiên, đồng thời, yêu cầu các địa phương tăng cường trồng rừng bổ sung nhằm tăng độ che phủ. Qua đó, việc trồng rừng được tăng cường, diện tích rừng trồng được tăng lên từ năm 1999 - 2015. Tuy nhiên, việc tăng diện tích rừng trồng này vẫn không đạt

được mục tiêu phủ xanh 43% diện tích rừng trong cả nước vào năm 201534.

Từ đó có thể thấy, mặc dù đã tích cực thực hiện những biện pháp nhằm cải thiện thực trạng rừng ở Việt Nam và đạt được một số thành tựu đáng kể, song, diện tích rừng ở nước ta hiện nay vẫn còn thấp, tỷ lệ che phủ không cao. Đặc biệt, diện tích rừng tự nhiên vẫn tăng chậm, quá trình chuyển mục đích sử dụng đất rừng, thực trạng khai thác lâm sản quá mức, chính sách đầu tư phát triển rừng chưa được đồng bộ… vẫn còn diễn ra. Vì thế, việc tìm kiếm một giải pháp cân bằng lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường rừng là một mục tiêu cấp thiết.

33 Tổng cục Lâm nghiệp (2015), Kỷ yếu hội thảo “Đánh giá hiệu quả thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng và sự tham gia của các bên liên quan tại địa phương”, Hà Nội, ngày 20/11/2015

34 “Toàn cảnh về rừng tự nhiên Việt Nam kể từ năm 1945”, https://www.vietnamplus.vn/toan-canh-ve-rung- tu-nhien-cua-viet-nam-ke-tu-nam-1945/424755.vnp, truy cập ngày 20/4/2021

24

Sau 2 năm thí điểm CTDVMTR thành công tại Sơn La và Lâm Đồng, ngày 24 tháng 9 năm 2010, Chính phủ ban hành NĐ 99/2010/NĐ-CP về chính sách CTDVMTR trên cả nước. Bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, NĐ 99/2010/NĐ-CP đã góp phần đóng góp vào việc cải thiện hiện trạng rừng tại Việt Nam.

Trong 10 năm CTDVMTR, diện tích rừng được nhận tiền DVMTR đã tăng từ gần 1,4 triệu héc-ta vào năm 2011 đến năm 2020 là trên 6,8 triệu héc-ta rừng, chiếm 46,3% tổng diện tích rừng toàn quốc. Đồng thời, CTDVMTR cũng góp phần làm tỷ lệ che phủ rừng của cả nước trong giai đoạn 2011 – 2020 tăng từ 39,7% lên 42,01%. Chính sách này cũng huy động được một nguồn kinh phí lớn cho hoạt động bảo vệ rừng của các địa phương, góp phần làm giảm 50% số lượng các vụ vi phạm liên quan đến rừng35.

Ở các địa phương, chính sách CTDVMTR đã thể hiện vai trò nổi bật trong bảo vệ MTR. Tại tỉnh Sơn La, trước khi có CTDVMTR, kinh phí hàng năm Nhà nước hỗ trợ ngành lâm nghiệp của tỉnh chỉ đáp ứng khoảng từ 20 - 30% nhu cầu, do vậy công tác bảo vệ và phát triển rừng gặp nhiều khó khăn, tình trạng phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khai thác lâm sản trái phép diễn biến phức tạp. Từ khi triển khai chính sách CTDVMTR, công tác bảo vệ rừng đã phát huy hiệu quả rõ rệt, trên địa bàn tỉnh có khoảng 637.000 héc-ta rừng thì có trên 537.000 héc-ta rừng được bảo vệ và phát triển từ nguồn DVMTR. Số vụ vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản giảm cả ba tiêu chí (số vụ vi phạm, số diện tích và số lâm sản bị thiệt hại), nếu như năm 2009, toàn tỉnh phát hiện 1.434 vụ vi phạm, năm 2019 giảm còn 566 vụ36.

Qua đó có thể kết luận, chính sách CTDVMTR đã tác động đến nhiều mặt trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là tác động đến ý thức bảo vệ rừng của người dân. Diện tích rừng được bảo vệ thông qua nguồn CTDVMTR được gia tăng đã góp phần giảm áp lực của ngân sách Nhà nước dành cho phát triển lâm nghiệp. Số vụ vi phạm về rừng giảm cũng góp phần duy trì và nâng cao diện tích rừng hiện có, đảm bảo hệ sinh thái rừng được phát triển bền vững.

35 Cao Trường Sơn, Nguyễn Thanh Lâm (2017), “Đánh giá chương trình chi trả dịch vụ môi trường thế giới – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường (số 13), tr.11

36 Ngọc Thuấn, “Chi trả dịch vụ môi trường rừng: Chính sách đi vào cuộc sống”

http://www.baosonla.org.vn/vi/bai-viet/chi-tra-dich-vu-moi-truong-rung-chinh-sach-di-vao-cuoc-song-28285, truy cập ngày 02/7/2021

25

Một phần của tài liệu Pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)