Về đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng

Một phần của tài liệu Pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng (Trang 57 - 58)

Thứ nhất, thay thế nghĩa vụ của bên cung ứng DVMTR theo hướng phải duy trì hiện trạng rừng cả về diện tích lẫn về chất lượng. Theo đó, nghĩa vụ của bên cung ứng DVMTR được xem là hoàn thành nếu duy trì được mức diện tích được chi trả; đồng thời có những hành động nhằm bảo vệ chất lượng rừng; không có hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp; kịp thời trình báo cơ quan quản lý lâm nghiệp về

52

những thay đổi có thể ảnh hưởng đến diện tích và chất lượng rừng. Để đánh giá hiệu quả thực hiện nghĩa vụ của các đối tượng cung ứng DVMTR, cần phải có một hệ thống các căn cứ đánh giá hợp lý, dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật và phải được đánh giá kịp thời, nhằm thu thập dữ liệu đầy đủ, phục vụ cho quá trình chi trả diễn ra đúng thời hạn.

Thứ hai, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ trong hoạt động kiểm tra, giám sát diện tích rừng. Đây là một giải pháp hoàn toàn có thể học hỏi từ Costa Rica. Tuy nhiên, cần nghiên cứu lựa chọn công nghệ phù hợp với công tác quản lý rừng ở Việt Nam. Hiện nay, có thể kể đến các công nghệ như công nghệ viễn thám, vệ tinh từ Google Earth, công nghệ thông tin, hệ thống thông tin địa lý Geographic Information System – GIS,... Việc áp dụng này nhằm tăng cường tính chính xác của hoạt động chi trả, xác định đúng diện tích rừng nhận chi trả trong trường hợp có sự khác biệt giữa diện tích rừng trên thực địa và trên bản đồ. Từ đó, đánh giá tổng quan được hiệu quả thực hiện chính sách và đề ra định hướng phù hợp điều chỉnh chính sách CTDVMTR trên thực tế. Có thể nghiên cứu kết hợp với các chương trình lâm nghiệp khác (ví dụ: chương trình REDD+) để tạo hệ thống thông tin đồng bộ về DVMTR chính xác và minh bạch.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)