Các loại dịch vụ môi trường rừng được chi trả

Một phần của tài liệu Pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng (Trang 35)

Kế thừa NĐ 99/2010/NĐ-CP, tại Điều 61 Luật LN 2017 đã luật hóa 5 loại DVMTR được tiến hành chi trả: (i) bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; (ii) điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; (iii) hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh; (iv) bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch; (v) cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước từ rừng và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng để nuôi trồng thủy sản. Như vậy, các loại dịch vụ môi trường rừng đã được Quốc hội thông qua, đưa vào Luật LN chính là việc tiếp tục kế thừa các quy định từ lúc thí điểm cho đến vận hành theo NĐ 99/2010/NĐ-CP trên thực tế. Điều này đã nâng tầm vai trò, vị thế của rừng đối với phát triển toàn diện kinh tế - xã hội. Việc xác định các loại dịch vụ này trong Luật LN còn tạo cơ sở pháp lý quan trọng để tiếp tục để khai thác tối đa, không chỉ từ thủy điện, nước sạch, du lịch mà các loại DVMTR khác từ cơ sở công nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước, dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản, các cơ sở có phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và huy động các nguồn lực trong nước, quốc tế nhằm bảo vệ, phát triển rừng tốt nhất, nâng cao giá trị kinh tế từ rừng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)