Đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng

Một phần của tài liệu Pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng (Trang 37 - 39)

2.1.4.1. Các đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng Đối tượng được chi trả tiền DVMTR (bên cung ứng DVMTR) gồm: chủ rừng, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hợp đồng nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập; Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật47.

Theo quy định tại Điều 8 Luật LN 2017 thì chủ rừng được xác định là: ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ; tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng; tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp; hộ gia đình, cá nhân trong nước; cộng đồng dân cư; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất.

Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tách ra khỏi khái niệm chủ rừng, là chủ thể có hợp đồng nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập. Cộng đồng dân cư bao gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, điểm dân cư tương tự và có cùng phong tục, tập quán.

Nếu so với quy định về đối tượng được chi trả tiền DVMTR trong NĐ 99/2010/NĐ-CP thì rõ ràng, Luật LN 2017 đã có sự sửa đổi, bổ sung một số chủ thể mới như tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất, Ủy ban nhân dân cấp xã… Sự sửa đổi này rất tương thích với thực tế, xuất phát từ việc đúc kết kinh nghiệm từ hoạt động thí điểm tại một số địa phương.

2.1.4.2. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng

46 Điều 66 NĐ 156/2018/NĐ-CP

32

Bên cung ứng DVMTR có các quyền như được yêu cầu chi trả tiền sử dụng DVMTR, được cung cấp thông tin về giá trị DVMTR; tham gia vào việc xây dựng kế hoạch, lập hồ sơ phục vụ chi trả; kiểm tra quá trình thực hiện CTDVMTR của cơ quan quản lý nhà nước và của Quỹ BV&PTR; tham gia vào việc xây dựng kế hoạch, lập hồ sơ phục vụ chi trả, kiểm tra quá trình thực hiện CTDVMTR của cơ quan quản lý nhà nước và của Quỹ BV&PTR48.

Bên cạnh đó, bên cung ứng DVMTR cũng có các nghĩa vụ như: phải đảm bảo diện tích cung ứng DVMTR được bảo vệ và phát triển theo quy hoạch, kế hoạch quản lý đối với từng loại rừng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm diện tích cung ứng DVMTR được bảo vệ và phát triển theo hợp đồng khoán đã ký với chủ rừng; phải quản lý, sử dụng số tiền được chi trả theo quy định của pháp

luật đối với bên cung ứng DVMTR là tổ chức do Nhà nước thành lập49.

2.1.4.3. Sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng

Khoản 4 Điều 63 LN 2017 đã quy định các bước nhằm thực hiện việc quản lý sử dụng tiền CTDVMTR, cụ thể là: xác định tổng số tiền thu được từ DVMTR; xác định mức CTDVMTR; xác định đối tượng được CTDVMTR; xác định hình thức CTDVMTR; lập kế hoạch thu, chi DVMTR; xác định trường hợp được miễn, giảm nộp tiền DVMTR; tổ chức CTDVMTR; kiểm tra, giám sát quản lý sử dụng tiền CTDVMTR.

Về việc sử dụng tiền thu được từ CTDVMTR, được xác định trên nguyên tắc, bên cung ứng DVMTR có quyền quyết định việc sử dụng số tiền thu được từ DVMTR sau khi thực hiện nghĩa vụ về tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật. Trường hợp bên cung ứng DVMTR là tổ chức nhà nước, tiền thu được từ DVMTR, sau khi trừ đi các chi phí hợp lý liên quan đến việc tổ chức thực hiện chính sách CTDVMTR tại đơn vị, bao gồm cả tiền trả cho hộ nhận khoán bảo vệ rừng, phần còn lại được hạch toán như một nguồn thu của đơn vị và được chi theo quy định của pháp luật về tài chính. Trong trường hợp chi trả gián tiếp, với Quỹ BV&PTR Việt Nam, được trích một phần tối đa 0,5% tổng số tiền DVMTR thực thu trong năm để chi cho các hoạt động của bộ máy Quỹ, số tiền còn lại sẽ được điều phối cho Quỹ BV&PTR cấp tỉnh. Trường hợp bên nhận ủy thác là Quỹ BV&PTR cấp tỉnh thì được trích tối đa 10% tổng số tiền DVMTR thực thu trong năm để chi cho các hoạt động của bộ

48 Khoản 1 Điều 65 Luật LN 2017

33

máy Quỹ và được trích tối đa 5% tổng số tiền DVMTR thực thu trong năm để hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được giao, khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài trong trường hợp có thiên tai, khô hạn hoặc mức chi trả trên cùng đơn vị diện tích cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh thấp hơn năm trước liền kề, số tiền còn lại

được chi trả cho bên cung ứng DVMTR50.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)