Cả hai hình thức CTDVMTR đều mang những ưu và nhược điểm nhất định. Với hình thức chi trả gián tiếp, các bên dễ dàng tiếp cận hơn so với hình thức chi trả trực tiếp do có bên thứ ba kết nối và đứng ra thu tiền CTDVMTR. Đây là ưu điểm lớn nhất của hình thức này. Tuy nhiên, chi trả theo hình thức gián tiếp lại đặt ra thách thức về việc chứng minh tính minh bạch trong giao dịch, đòi hỏi các bên phải thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan đến hoạt động thực hiện nghĩa vụ của mình. Nếu hệ thống thông tin không được đầy đủ và cập nhật thường xuyên, dễ phát sinh sự nghi ngờ về tính minh bạch, dẫn đến hiệu quả chi trả không được đảm bảo. Ngược lại với hình thức chi trả gián tiếp, hình thức chi trả trực tiếp mặc dù tồn tại khuyết điểm về tính dễ tiếp cận nhưng lại đảm bảo cả về mặt thời gian và tính minh bạch của giao dịch. Trong khi đó, cơ sở để tạo dựng niềm tin của các bên, từ đó quyết định tính hiệu quả và bền vững của một chương trình CTDVMTR là tính minh bạch. Ngoài ra, nếu chi trả theo hình thức trực tiếp sẽ giảm chi phí giao dịch trung gian và người cung ứng DVMTR sẽ nhận được nhiều tiền chi trả hơn. Do vậy, hình thức chi trả trực tiếp, nhìn chung, là hình thức chi trả được Nhà nước khuyến khích và cần được triển khai áp dụng nhiều hơn trên thực tế.
Theo số liệu thống kê được cung cấp bởi Quỹ BV&PTR Việt Nam, tổng số hợp đồng chi trả gián tiếp có chênh lệch rất lớn so với tổng số hợp đồng chi trả trực tiếp. Cụ thể, trong giai đoạn từ 2011-2020, tổng số hợp đồng chi trả gián tiếp thông qua Quỹ BV&PTR Việt Nam và Quỹ BV&PTR cấp tỉnh là 887 hợp đồng với tổng số tiền thu được lên đến 16.746 tỷ đồng; trong khi đó, tổng số hợp đồng chi trả trực tiếp được thống kê là 13 hợp đồng với tổng số tiền là 7 tỷ đồng65.
https://www.thesaigontimes.vn/314723/rung-ngap-man-dbscl-tri-gia-bao-nhieu.html truy cập ngày 22/05/2021
64 Nguyễn, Thị Đông (2020), Nghiên cứu giá trị và khả năng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, Luận án tiến sỹ, Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr. 97
39
Có thể nhận định, hiện nay, các địa phương chủ yếu thực hiện hình thức chi
trả gián tiếp, rất ít thực hiện chi trả trực tiếp. Điều này xuất phát từ hai nguyên nhân sau: thứ nhất, thiếu quy định cụ thể về vai trò của nhà nước (nổi bật là Quỹ BV&PTR, cơ quan quản lý lâm nghiệp địa phương) trong việc hỗ trợ kỹ thuật, nhân lực, pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi để bên cung ứng DVMTR đủ khả năng tự mình đàm phán,
ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng CTDVMTR; thứ hai, số lượng bên cung ứng
DVMTR nhiều, phân bố phân tán, nhỏ lẻ, thiếu hiểu biết và thiếu người hỗ trợ hoặc đại diện để đàm phán, ký kết hợp đồng. Chính những nguyên nhân này đã tạo sự khó khăn cho hoạt động chi trả trực tiếp trên thực tế. Xuất phát từ sự không chi tiết của quy định pháp luật đã dẫn đến việc không thống nhất áp dụng pháp luật giữa các địa phương, gây ra tình trạng thu thiếu và không phản ánh đúng tiềm năng của rừng, đồng thời cũng không phản ánh đúng ưu thế của hình thức chi trả trực tiếp.