Kinh nghiệm chi trả dịch vụ môi trường rừng ở một số quốc gia

Một phần của tài liệu Pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng (Trang 54 - 57)

Xu thế chung của phát triển hiện nay là phát triển bền vững. Vậy nên phát triển DVMTR cũng trở thành vấn đề quan trọng trong chính sách phát triển lâm nghiệp của các quốc gia trên thế giới. Nhìn chung, Việt Nam là một quốc gia được đánh giá là có tiềm năng trong ngành DVMTR. Tuy nhiên, với nhiều nguyên nhân từ chính sách phát triển, năng lực về con người, về khoa học công nghệ đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự cạnh tranh và phát triển DVMTR ở Việt Nam so với các quốc gia trên thế giới. Các quốc gia như Costa Rica, Brazil, Mexico, Bolivia,… là những quốc gia áp dụng CTDVMTR từ rất sớm và đạt được nhiều thành tựu. Sự phát triển đó xuất phát từ nhiều yếu tố và phụ thuộc vào khả năng tận dụng ưu điểm của mỗi quốc gia. Đó cũng chính là những điểm mà Việt Nam cần học hỏi để hoàn thiện hơn cơ chế phát triển hoạt động CTDVMTR của mình.

Thứ nhất, về xây dựng khung pháp lý cho hoạt động CTDVMTR, đây là vấn đề quyết định sự phát triển của ngành DVMTR mỗi quốc gia. Nhìn chung, các quốc gia có ngành DVMTR phát triển đều có khung pháp lý và chính sách hỗ trợ đầu tư ngành nghề một cách hiệu quả và toàn diện. Các quốc gia có ngành DVMTR phát triển trên thế giới như Costa Rica, Brazil, đều có những chính sách khá hiệu quả nhằm thúc đẩy ngành DVMTR phát triển và thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường. Đây là những quốc gia có chính sách pháp luật về môi trường được hình thành và phát triển từ khá sớm. Theo đó, vấn đề quan trọng trong việc phát triển DVMTR chính là phát triển nhưng vẫn tạo sự cân bằng giữa nhu cầu của con người với khả năng cung ứng của hệ sinh thái. Một vấn đề khác biệt giữa các quốc gia phát triển ngành DVMTR với một số quốc gia khác chính là việc đề ra các chính sách khuyến khích các chủ thể có tác động đến môi trường tiến hành CTDVMTR. Một ví dụ điển hình, tại Costa Rica, các tổ chức kinh tế thực hiện tốt việc CTDVMTR sẽ nhận được một số ưu đãi về thuế. Ngoài ra, Costa Rica cũng đa dạng hóa các lợi ích mà người cung ứng DVMTR được hưởng. Tại Costa Rica, với những hộ gia đình, cá nhân cung ứng DVMTR nhưng phân bố nhỏ lẻ, khó tập trung, Chính phủ đã chuyển từ hình thức chi trả tiền mặt cho những chủ thể này và thay vào đó, xây dựng mới hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cộng đồng95.

Thứ hai, về nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý về CTDVMTR. Năm 1996, Costa Rica thông qua Luật Lâm nghiệp 7575 thiết lập một trong những khung pháp lý đầu tiên cho CTDVMTR được nội luật hóa trên thế giới. Luật này đã

95 Carlos Hinojosa, “Payments for Ecosystem Services in Costa Rica”, https://www.besnet.world/learning-20- years-payments-ecosystem-services-costa-rica, truy cập ngày 28/4/2021

49

được xây dựng từ đầu những năm 1990 và thông qua sự tham vấn từ nhiều bên liên quan. Luật Lâm nghiệp 7575 đã cung cấp khuôn khổ pháp lý và cơ chế quản lý cần thiết để thực hiện CTDVMTR, cũng như huy động các nguồn vốn ban đầu để khởi động thực thi. Theo Luật Lâm nghiệp 7575 của Costa Rica, Quỹ Lâm nghiệp Quốc gia (FONAFIFO) là tổ chức trung gian chính chịu trách nhiệm quản lý. FONAFIFO được điều hành bởi một hội đồng bao gồm các đại diện của Bộ Môi trường và Bộ Nông nghiệp, ngân hàng Nhà nước và đại diện tư nhân đến từ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, một số nhà sản xuất nhỏ và đại diện từ phía nông dân. Mô hình quản trị kết hợp công – tư này tạo ra sự hiệu quả trong việc cân bằng lợi ích giữa hai bên chủ thể của CTDVMTR, đặc biệt là trong giám sát tính hợp lý của chủ thể cung cấp DVMTR một cách khách quan và đề ra mức chi trả phù hợp đối với chủ thể chi trả DVMTR phù hợp với thực tế.

Về hoạt động của cơ quan này, theo Luật Lâm nghiệp, để đổi lấy các khoản thanh toán, chủ sở hữu đất chuyển “quyền” đối với các dịch vụ hệ sinh thái (trong đó có DVMTR) cho FONAFIFO. FONAFIFO sẽ tạo ra các khoản “tín dụng dịch vụ hệ sinh thái” (ecosystem service credit) đã được phê duyệt. FONAFIFO sau đó bán một số khoản tín dụng này cho người mua (tức là các nhà tài trợ quốc tế, các nhà sản xuất thủy điện tư nhân,…). Như thế, FONAFIFO không chỉ đóng vai trò là cơ quan nhà nước quản lý hoạt động CTDVMTR mà còn giữ vị trí “trung gian” dễ dàng tạo ra sự kết nối giữa chủ thể cung ứng DVMTR và chủ thể chi trả DVMTR. Bên cạnh đó, thông qua cơ chế này, FONAFIFO cũng thực hiện chức năng giám sát hiệu quả cung ứng DVMTR của chủ thể cung ứng DVMTR. Việc giám sát được thực hiện khách quan và chính xác thông qua các hỗ trợ viên kỹ thuật lâm nghiệp địa phương, góp phần củng cố sự tin tưởng từ phía chủ thể chi trả. Ngoài ra, FONAFIFO còn giám sát song song chương trình REDD+ ở Costa Rica. Đây cũng là ưu điểm nổi bật và hiệu quả trong hoạt động giám sát phối hợp các chương trình. Thông qua việc giám sát song song này, dữ liệu giám sát sẽ dễ dàng được cập nhật và tra cứu, tạo nên một hệ thống thông tin hoàn thiện và thống nhất, giảm chi phí điều tra, thu thập dữ liệu.

Vậy nên, chính sách đầu tư và phát triển hoạt động CTDVMTR cũng phải đi kèm với sự phát triển về tư duy quản lý trên thực tế thì mới có thể đảm bảo được sự phát triển hiệu quả và toàn diện CTDVMTR trong tương lai.

Thứ ba, về giám sát hoạt động CTDVMTR. Giám sát là nền tảng cơ bản cho sự thành công của bất kỳ thỏa thuận nào, trong đó có cả hợp đồng CTDVMTR, vì người mua cần đảm bảo rằng họ sẽ nhận được và hài lòng với chất lượng dịch vụ mà họ đã trả tiền. Các chương trình CTDVMTR của Brazil thể hiện sự tối ưu trong

50

phương pháp giám sát. Cụ thể, cơ quan quản lý chuyên ngành về môi trường ở địa phương phải đều đặn lập báo cáo vào cuối mỗi tháng để kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu về DVMTR đã được xây dựng và đề xuất các mục tiêu mới cho tháng tiếp theo. Nếu chủ thể cung ứng dịch vụ không đáp ứng các mục tiêu đã thiết lập thì việc chi trả sẽ tạm ngưng đến khi chủ thể cung ứng khắc phục được chất lượng dịch vụ như đã thỏa thuận96. Bên cạnh việc lập báo cáo định kỳ, trong cơ chế chi trả dịch vụ sinh thái của Bolivia, quốc gia này đã thành công trong việc thành lập một tổ chức giám sát độc lập thực hiện chức năng giám sát, đánh giá hiệu quả cung ứng các loại dịch vụ sinh thái, bao gồm cả DVMTR. Theo đó, hoạt động giám sát định kỳ được thực hiện bởi một hội đồng với thành phần bao gồm thành viên của ủy ban môi trường của cộng đồng thượng nguồn, thành viên của cộng đồng hạ nguồn và kỹ thuật viên thực địa đến từ Foundation NATURA. Trong trường hợp hội đồng phát hiện các trường hợp không tuân thủ, một báo cáo bằng văn bản sẽ được gửi đến một Ban điều hành để giải quyết vi phạm. Đây là một giải pháp giám sát hiệu quả mà Việt Nam cần nghiên cứu học hỏi, tuy nhiên, tùy vào tình hình thực tế ở Việt Nam mà thành phần và hoạt động của cơ quan giám sát này có thể có sự khác biệt so với cơ chế giám sát của Brazil.

Thứ tư, về đẩy mạnh tiến bộ khoa học công nghệ liên quan đến CTDVMTR. Khoa học công nghệ là một trong những điểm mấu chốt dẫn đến sự phát triển kinh tế một cách hiệu quả và nhanh chóng. DVMTR cũng như vậy, khoa học công nghệ phát triển thúc đẩy cho ngành này phát triển hơn theo xu hướng hiện đại. Và đương nhiên, quốc gia nào dẫn đầu về công nghệ cũng sẽ đi đầu trong lĩnh vực ngành dịch vụ đó. Có thể lấy ví dụ ở Costa Rica, bên cạnh giám sát việc tuân thủ hợp đồng cung ứng DVMTR bằng phương pháp tiến hành đo đạc trên thực địa, các bên liên quan kết hợp với việc sử dụng công nghệ vệ tinh từ Google Earth và ảnh viễn thám97. Sự tiến bộ về mặc công nghệ này không chỉ giúp giảm chi phí vận hành cơ chế mà còn hỗ trợ cho việc thu thập thông tin chính xác hơn, hạn chế những khác biệt về ranh giới giữa các chủ rừng trong bản đồ và thực địa. Đây chính là biểu hiện rõ ràng nhất về vai trò của công nghệ đối với sự phát triển ngành. Vậy nên, nếu học tập các nước và chú trọng hơn về đầu tư và phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ liên quan đến DVMTR thì chúng ta cũng có thể đạt được sự phát triển hiệu quả và nhanh chóng hơn đối với CTDVMTR trong tương lai.

96 Thomas Greiber, “Payments for Ecosystem Services Legal and Institutional Frameworks”, https://www.iucn.org/downloads/eplp_78_1.pdf , truy cập ngày 28/4/2021

51

Nhìn chung, các vấn đề về pháp luật, chính sách hỗ trợ đầu tư, đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ là những vấn đề chính ảnh hưởng đến sự phát triển của CTDVMTR ở Việt Nam hiện nay. Mặc dù được đánh giá là có tiềm năng trong CTDVMTR, nhưng nước ta vẫn chưa có những chính sách và cơ chế đầu tư hiệu quả nhất nhằm khai thác hoàn toàn tiềm năng của mình. Việc học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia có CTDVMTR phát triển trên thế giới là vô cùng quan trọng nhằm khắc phục những lỗ hổng cũng như cơ chế đầu tư phù hợp vào từng ngành cụ thể. Tuy vậy, quá trình học hỏi và áp dụng kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới vẫn cần được nghiên cứu và xem xét cho phù hợp với tình hình hiện tại của Việt Nam, tránh tình trạng tạo ra một chính sách hoàn hảo nhưng khi áp dụng lại tạo ra hiệu quả kém.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)