Về đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng

Một phần của tài liệu Pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng (Trang 59 - 60)

Thứ nhất, rà soát lại và quy định cụ thể danh mục ngành nghề công nghiệp nhằm xác định đối tượng sản xuất công nghiệp phải chi trả tiền DVMTR. Bên cạnh đó, Luật LN 2017 hoặc các văn bản hướng dẫn thi hành bổ sung thông tin hướng dẫn cụ thể về thế nào là cơ sở sản xuất công nghiệp dựa trên các tiêu chí như quá trình sản xuất và các sản phẩm chính của các cơ sở cơ sở sản xuất công nghiệp. Việc quy định một cách khái quát về cơ sở sản xuất công nghiệp sẽ góp phần giúp các cơ quan quản lý về CTDVMTR tại địa phương áp dụng thống nhất pháp luật, cải thiện tình trạng “lúng túng” khi không có hướng dẫn cụ thể xác định đối tượng CTDVMTR là cơ sở công nghiệp. Ngoài ra, cần thiết có sự phối hợp giữa các cơ quan địa phương trong việc xác định nguồn nước từ rừng để xác định chính xác đối tượng sử dụng DVMT này của rừng. Trên thực tế, Quỹ BV&PTR có thể kết hợp với các cơ quan chuyên môn khác như Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để có sự hỗ trợ kỹ thuật trong xác định nguồn nước cần phải CTDVMTR.

Thứ hai, đối với đối tượng sử dụng DVMTR là các cơ sở du lịch sinh thái, cần thiết lập bản đồ tập hợp các khu du lịch sinh thái nhỏ lẻ, tiến hành quy hoạch du lịch sinh thái ở những vùng có tiềm năng khai thác trên phạm vi rộng nhằm triển khai thu tiền DVMTR do cảnh quan rừng mang lại. Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái nhưng phân bố không tập trung, quy mô nhỏ lẻ thì cần căn cứ mức doanh thu và mức độ sử dụng DVMTR để miễn thu tiền chi trả DVMTR nhằm đơn giản hóa quá trình thu chi.

98 Phạm Thu Thủy (2020), Tác động kinh tế và xã hội của chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, tr. 24

54

Thứ ba, tăng cường quyền cho các bên tự thỏa thuận cụ thể các quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng cung ứng dịch vụ. Song song đó, đề nghị Quỹ BV&PTR cung cấp thông tin đến bên sử dụng dịch vụ về các bên cung ứng dịch vụ trong khu vực có liên quan, kế hoạch thực hiện công tác cung ứng dịch vụ, giá trị chi trả DVMTR trong năm để phối hợp tốt trong quá trình kiểm tra, giám sát tiền chi trả DVMTR, đảm bảo quyền lợi của bên chi trả tiền DVMTR.

Thứ tư, xác định rõ đối tượng phải CTDVMTR. Xuất phát từ nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, hoạt động CTDVMTR là một quan hệ tài chính cân bằng cả lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường. Do đó, thay vì quy định tiền CTDVMTR được hạch toán vào giá thành sản phẩm và dịch vụ (tức người tiêu dùng là người chi trả khoản tiền này trên thực tế), pháp luật về CTDVMTR nên thay đổi theo hướng số tiền cần phải chi trả này phải được chính các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 63 Luật LN 2017 chi trả. Nếu quy định theo hướng này, các cơ sở sản xuất, kinh doanh là những chủ thể trực tiếp khai thác những lợi ích từ DVMTR và có được doanh thu từ việc khai thác ấy, phải là một bên bắt buộc trích một phần doanh thu của mình để thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với môi trường, đảm bảo công bằng xã hội. Nếu các đối tượng này muốn hạn chế mức tài chính chi trả cho cơ chế này, đòi hỏi phải đổi mới công nghệ, sử dụng kỹ thuật tiên tiến, vừa nâng cao năng suất, vừa hạ thấp giá thành sản phẩm, vừa giảm thiểu tác động đến môi trường. Hơn thế nữa, quy định này còn tạo sự ràng buộc cho bên sử dụng DVMTR, bắt buộc bên sử dụng DVMTR phải tăng cường giám sát, thực hiện nghiêm túc việc đánh giá hiệu quả cung ứng DVMTR.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chi trả dịch vụ môi trường rừng (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)