Từ năm 2015, hệ thống chỉ tiêu, chỉ số, phương pháp và công cụ kiểm tra, giám sát đã được xây dựng và thử nghiệm. Cho đến năm 2020, việc kiểm tra đã được tăng cường tại các địa phương. Theo số liệu thống kê của Quỹ BV&PTR, Bộ NN&PTNT, Tổng cục Lâm nghiệp và Quỹ BV&PTR Việt Nam đã tổ chức trên 50 đoàn thực hiện kiểm tra tới hầu hết các địa phương có thực hiện chính sách CTDVMTR. Tại 45 tỉnh thực hiện CTDVMTR, đã tổ chức được 3.067 đợt kiểm tra, giám sát. Cụ thể, 1.207 đoàn kiểm tra được tổ chức bởi Hội đồng nhân dân, các cơ quan chuyên môn các cấp và Hội đồng quản lý Quỹ cấp tỉnh; 1.834 đoàn kiểm tra được tổ chức bởi Quỹ BV&PTR cấp tỉnh và 26 đợt kiểm toán tại các tỉnh94.
Có thể đánh giá sơ bộ, hoạt động kiểm tra, giám sát đang được các cơ quan nhà nước quán triệt nghiêm túc với mật độ thường xuyên. Tuy nhiên, với cơ chế kiểm tra, giám sát chỉ được thực hiện bởi duy nhất vai trò của nhà nước, cơ chế này dễ dẫn đến sự thiếu minh bạch, cũng như không khách quan, không phản ánh đúng nhu cầu và khả năng của bên cung ứng và bên sử dụng DVMTR. Bên cạnh đó, sự thiếu sót về các văn bản quy định Quy chế giám sát, đánh giá kết quả CTDVMTR, hướng dẫn quy trình, nguyên tắc, nội dung kiểm tra đánh giá cũng dẫn đến khó khăn cho các địa phương trong việc áp dụng thống nhất các phương pháp, công cụ đánh giá.
92 Triệu Văn Hùng (2018), Kết quả thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nguồn nước từ rừng tại 4 tỉnh Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, tr. 25
93 Triệu Văn Hùng, tlđd (92), tr. 25
48