Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt 1 Chẩn đoán:

Một phần của tài liệu Bênh học tập 2 part 4 pdf (Trang 60)

8.1. Chẩn đoán:

Dựa vào tiêu chuẩn sau: - Phù.

- Đái ra máu đại thể hoặc vi thể. - Protein niệu (++).

- Tăng huyết áp.

- Xuất hiện sau nhiễm liên cầu khuẩn vùng họng hoặc ngoài da, ASLO (+); xảy ra ở trẻ em . Tiêu chuẩn bắt buộc là protein niệu và hồng cầu niệu, kết hợp với dấu hiệu nhiễm liên cầu khuẩn.

8.2. Chẩn đoán phân biệt:

- Viêm cầu thân do IgA: bệnh Berger do Berger mô tả 1968; biểu hiện lâm sàng là viêm cầu thân mạn tính, đái ra máu đại thể có tính chất chu kỳ.

- Đợt bột phát của viêm cầu thân mạn tính tiên phát, cũng có thể bột phát sau nhiễm khuẩn nh−ng không có mối liên quan chặt chẽ với nhiễm khuẩn, chỉ cần sốt một vài ngày đã xuất hiện bệnh cảnh của viêm cầu thân. Bệnh th−ờng gặp ở ng−ời lớn tuổi, không tự hồi phục trong vòng 6 tháng.

9. Điều trị.

9.1. Chế độ nghỉ ngơi:

Bệnh nhân cần đ−ợc nghỉ ngơi tại phòng trong thời gian bệnh tiến triển cho đến lúc protein niệu âm tính. Không làm việc nặng, tránh nhiễm lạnh và tránh bị nhiễm khuẩn thêm (bệnh tái phát với bất kỳ một nhiễm khuẩn nào kể cả nhiễm virut) và không nên tiếp xúc với ng−ời nhiễm khuẩn cấp tính có tính lây truyền. Nhiễm khuẩn, nhiễm lạnh, lao động nặng là những yếu tố nguy cơ gây tái phát.

9.2. Kháng sinh:

Kháng sinh chống liên cầu khuẩn nhằm mục đích loại nguồn cung cấp kháng nguyên cho sự hình thành phức hợp miễn dịch. Kháng sinh th−ờng dùng là:

Penicillin 2.000.000 đv/ngày, tiêm bắp thịt làm 2 lần (thử phản ứng tr−ớc khi tiêm). Penixilin vẫn có hiệu quả với liên cầu khuẩn, vừa kinh tế và hiệu quả. Nếu có phản ứng với penicillin thì có thể dùng:

Rovamycin 3.000.000 đv/ngày (với trẻ em) và 6.000.000 đv/ngày (với ng−ời lớn). Hoặc erythromycin 1g/ngày (đối với trẻ em) và 2g/ngày (đối với ng−ời lớn).

Một phần của tài liệu Bênh học tập 2 part 4 pdf (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)