2. Các xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán bệnh của hệ thống thân-tiết niệu.
2.2.1. Tính chất vật lý của n−ớc tiểu:
+ Thể tích n−ớc tiểu:
- Đái nhiều (đa niệu): khi số l−ợng n−ớc tiểu >2000ml/24giờ. - Đái ít (thiểu niệu): khi số l−ợng n−ớc tiểu 100-500ml/24giờ. - Vô niệu: khi số l−ợng n−ớc tiểu <100ml/24giờ.
+ Màu sắc n−ớc n−ớc tiểu:
- N−ớc tiểu đục: đái ra mủ; đái ra cặn phosphat, cặn urat, đái ra d−ỡng chấp. - N−ớc tiểu có màu đỏ nhạt đến nâu thẫm: đái ra máu.
- N−ớc tiểu có màu nâu đỏ đến nâu: đái ra hemoglobin; đái ra myoglobin; đái ra porphyrin. + pH n−ớc tiểu:
Phải xét nghiệm n−ớc tiểu t−ơi (n−ớc tiểu ngay sau khi đi tiểu). pH n−ớc tiểu có thể thay đổi từ 4,6-8, trung bình là 6. Để lâu, n−ớc tiểu có phản ứng kiềm vì urê phân huỷ giải phóng ra amoniac.
- N−ớc tiểu có phản ứng axít kéo dài có thể do: lao thân, sốt kéo dài, nhiễm axít chuyển hoá, ỉa chảy nặng, đói ăn, nhiễm xeton do đái tháo đ−ờng, tăng urê máu và một số tr−ờng hợp nhiễm độc.
- N−ớc tiểu có phản ứng kiềm kéo dài có thể do: nhiễm khuẩn sinh dục-tiết niệu, nhiễm kiềm chuyển hoá, dùng nhiều bicacbonat hoặc các chất kiềm khác, kiềm hô hấp do tăng thông khí.
+ Tỉ trọng và độ thẩm thấu n−ớc tiểu:
- Tỉ trọng n−ớc tiểu là tỉ số giữa trọng l−ợng của một thể tích n−ớc tiểu trên trọng l−ợng của cùng một thể tích n−ớc cất. Nh− vậy, tỉ trọng n−ớc tiểu phụ thuộc vào trọng l−ợng của các chất hoà tan trong n−ớc tiểu. Tỉ trọng n−ớc tiểu phản ánh khả năng cô đặc n−ớc tiểu của thân. Bình th−ờng, n−ớc tiểu có tỉ trọng 1,015-1,025. N−ớc tiểu loãng tối đa có tỉ trọng 1,003; n−ớc tiểu đ−ợc cô đặc tối đa có tỉ trọng 1,030.
- Độ thẩm thấu n−ớc tiểu là đại l−ợng phản ánh số cấu tử chất tan có trong n−ớc tiểu, các cấu tử này là các phân tử, nguyên tử, các ion. Độ thẩm thấu n−ớc tiểu không phụ thuộc vào trọng l−ợng của các chất hoà tan trong n−ớc tiểu, do đó nó phản ánh khả năng cô đặc n−ớc tiểu của thân tốt hơn là tỉ trọng n−ớc tiểu. Bình th−ờng, n−ớc tiểu có độ thẩm thấu từ 400-800mOsm/kg H2O. N−ớc tiểu loãng nhất có độ thẩm thấu 40-50mOsm/kg H2O, n−ớc tiểu đ−ợc cô đặc tối đa có độ thẩm thấu 1200mOsm/kg H2O.
Tỉ trọng n−ớc tiểu và độ thẩm thấu n−ớc tiểu giảm là biểu hiện của giảm khả năng cô đặc n−ớc tiểu của thân, th−ờng gặp trong các bệnh của ống-kẽ thân nh−: viêm thân-bể thân mạn, viêm thân kẽ mạn, thân đa nang, nang tuỷ thân, giai đoạn đái trở lại của suy thân cấp, sau ghép thân, suy thân mạn.