Biến đổi các thành phần tế bào trong n−ớc tiểu:

Một phần của tài liệu Bênh học tập 2 part 4 pdf (Trang 40 - 41)

2. Các xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán bệnh của hệ thống thân-tiết niệu.

2.2.3. Biến đổi các thành phần tế bào trong n−ớc tiểu:

+ Hồng cầu niệu:

- Bình th−ờng, trong n−ớc tiểu có 0-1 hồng cầu/vi tr−ờng hoặc 3 hồng cầu/ml n−ớc tiểu hoặc <1000 hồng cầu/phút. Nếu số l−ợng hồng cầu trong n−ớc tiểu tăng là có đái ra máu.

- Đái ra máu vi thể nếu:

. 1-2 hồng cầu/vi tr−ờng là (+). . 3 hồng cầu/vi tr−ờng là (++). . 4-5 hồng cầu/vi tr−ờng là (+++). . 6-7 hồng cầu/vi tr−ờng là (++++).

- Đái ra máu đại thể: khi hồng cầu dày đặc vi tr−ờng, hay >5000 hồng cầu/phút; n−ớc tiểu có màu đỏ nhạt hoặc đỏ.

- Thay đổi hình dáng và thể tích của hồng cầu trong n−ớc tiểu rất có giá trị để chẩn đoán phân biệt bệnh của cầu thân và bệnh của đ−ờng niệu. Nếu hồng cầu bị biến dạng méo mó, thể tích co nhỏ thì chứng tỏ hồng cầu trong n−ớc tiểu có nguồn gốc từ cầu thân, do bệnh lý cầu thân gây nên. Nếu hồng cầu giữ nguyên hình thể nh− bình th−ờng là hồng cầu có nguồn gốc từ đ−ờng niệu (bể thân, niệu quản, bàng quang, niệu đạo), do bệnh lý của đ−ờng niệu gây nên.

+ Bạch cầu niệu:

- Bình th−ờng, trong n−ớc tiểu có 0-1 bạch cầu/vi tr−ờng hoặc 3 bạch cầu/ml hoặc < 2000 bạch cầu/phút.

- Bạch cầu niệu tăng khi có nhiễm khuẩn: . 3-5 bạch cầu/vi tr−ờng là (+). . 6-10 bạch cầu/vi tr−ờng là (++). . 11-20 bạch cầu/vi tr−ờng là (+++). . > 20 bạch cầu/vi tr−ờng là (++++).

Khi có >10 bạch cầu/vi tr−ờng, hoặc >5000 bạch cầu/phút là chắc chắn có nhiễm khuẩn. Nếu có 3-10 bạch cầu/vi tr−ờng hay 2000-5000 bạch cầu/phút thì nghi ngờ có nhiễm khuẩn.

Đái ra mủ: nếu bạch cầu dày đặc vi tr−ờng, có bạch cầu đa nhân thoái hoá (tế bào mủ), n−ớc tiểu đục.

+ Xét nghiệm cặn Addis:

- Để biết chính xác có đái ra hồng cầu hay bạch cầu không và xác định mức độ nặng của đái ra hồng cầu và bạch cầu thì phải làm xét nghiệm cặn Addis.

- Cách làm nh− sau:

Lấy n−ớc tiểu trong 3 giờ, đo số l−ợng n−ớc tiểu rồi tính ra số ml/phút (lấy số l−ợng n−ớc tiểu trong 3 giờ chia cho 180 phút). Lấy 10ml n−ớc tiểu trong mẫu n−ớc tiểu 3 giờ, ly tâm 3000

vòng/phút trong 10 phút. Hút bỏ 9ml phía trên, khuấy đều 1ml còn lại rồi dàn tiêu bản đếm số l−ợng hồng cầu, bạch cầu. Số l−ợng này đem chia cho 10 rồi nhân với số mililít n−ớc tiểu/phút để đ−ợc số l−ợng hồng cầu và số l−ợng bạch cầu/phút.

- Nhận định kết quả:

. Bình th−ờng, n−ớc tiểu có <1000 hồng cầu/phút và <2000 bạch cầu/phút.

. Khi có >5000 bạch cầu/phút là chắc chắn có nhiễm khuẩn. Nếu có 2000-5000 bạch cầu/phút thì nghi ngờ có nhiễm khuẩn.

. Khi có >1000 hồng cầu/phút là có đái ra máu; nếu >5000 hồng cầu/phút là có đái ra máu đại thể, n−ớc tiểu có màu đỏ.

+ Vi khuẩn trong n−ớc tiểu:

Để tìm vi khuẩn trong n−ớc tiểu cần phải cấy n−ớc tiểu t−ơi (n−ớc tiểu ngay sau khi đi tiểu). Có nhiều cách lấy n−ớc tiểu để nuôi cấy vi khuẩn:

- Chọc kim qua da phía trên x−ơng mu khi bàng quang đầy n−ớc tiểu để lấy n−ớc tiểu. Ph−ơng pháp này đảm bảo vô khuẩn, nh−ng là ph−ơng pháp xâm nhập dễ gây nhiễm khuẩn khoang tế bào tr−ớc bàng quang, nên hầu nh− không đ−ợc áp dụng trong lâm sàng.

- Đặt ống thông bàng quang qua niệu đạo để lấy n−ớc tiểu. Ph−ơng pháp này không đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối vì có thể đẩy vi khuẩn từ niệu đạo vào bàng quang. Ngoài ra, đặt ống thông dễ gây nhiễm khuẩn ng−ợc dòng nên cũng ít đ−ợc sử dụng trong lâm sàng.

- Cấy n−ớc tiểu giữa dòng: đây là ph−ơng pháp th−ờng đ−ợc ứng dụng trong lâm sàng. Cách tiến hành nh− sau:

Tối hôm tr−ớc, bệnh nhân phải vệ sinh sạch vùng sinh dục-tiết niệu bằng xà phòng và n−ớc sạch. Sáng hôm sau, tr−ớc khi lấy n−ớc tiểu lại phải vệ sinh một lần nữa, sau đó sát khuẩn lỗ niệu đạo bằng thuốc đỏ. Cho bệnh nhân đi tiểu, loại bỏ phần đầu của bãi n−ớc tiểu, dùng ống nghiệm vô khuẩn hứng lấy phần n−ớc tiểu giữa bãi, đậy ống nghiệm bằng nút bông vô khuẩn; gửi lên phòng xét nghiệm để nuôi cấy. Nhận định kết quả nh− sau:

. Không mọc vi khuẩn: không có nhiễm khuẩn n−ớc tiểu.

. Nếu số l−ợng vi khuẩn <1000 vi khuẩn/1 ml n−ớc tiểu: không có nhiễm khuẩn n−ớc tiểu. . Nếu số l−ợng vi khuẩn 1000-100 000 vi khuẩn/1 ml n−ớc tiểu: nghi ngờ có nhiễm khuẩn n−ớc tiểu, cần phải cấy lại.

. Nếu số l−ợng vi khuẩn >100 000 vi khuẩn/1 ml n−ớc tiểu: có nhiễm khuẩn n−ớc tiểu.

Một phần của tài liệu Bênh học tập 2 part 4 pdf (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)