1. Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng cơ năng:
1.1.2. Rối loạn bài niệu:
+ Đái dắt:
Đái dắt là hiện t−ợng phải đi đái nhiều lần trong ngày, số l−ợng n−ớc tiểu mỗi lần ít chỉ vài mililít. Đái dắt có thể do bệnh lý ở bàng quang, tiền liệt tuyến, niệu đạo, niệu quản hoặc ở thân gây kích thích mót đái; cũng có thể chỉ là hậu quả của các bệnh lý của các cơ quan lân cận của cơ quan sinh dục nữ.
+ Đái buốt:
Đái buốt là hiện t−ợng khi đi đái tới cuối bãi, bệnh nhân thấy buốt ở vùng hạ vị lan ra d−ơng vật (ở nam) hoặc bộ phận sinh dục ngoài (ở nữ). Đái buốt th−ờng đi kèm với đái rắt. Nguyên nhân có thể do viêm bàng quang, lao bàng quang, viêm niệu đạo do vi khuẩn hoặc do lậu, sỏi bàng quang.
+ Đái khó:
Đái khó là hiện t−ợng phải rặn mới đái đ−ợc, n−ớc tiểu chảy chậm không thành tia, có khi đái ngắt quãng. Đái khó chứng tỏ có cản trở ở vùng cổ bàng quang nh−: u vùng cổ bàng quang, u tuyến tiền liệt; hoặc cản trở ở niệu đạo nh−: sỏi niệu đạo, chít hẹp niệu đạo do viêm, do chấn th−ơng.
+ Bí đái:
Bí đái là tr−ờng hợp không đái đ−ợc trong khi n−ớc tiểu vẫn đ−ợc bài tiết từ thân xuống và bị ứ lại ở bàng quang. Phải chú ý phân biệt với vô niệu: vô niệu là không có n−ớc tiểu từ thân xuống bàng quang, không có n−ớc tiểu trong bàng quang nên không có cầu bàng quang và thông đái không
có n−ớc tiểu; còn bí đái là n−ớc tiểu bị ứ ở bàng quang nên có cầu bàng quang, thông đái có nhiều n−ớc tiểu và cầu bàng quang xẹp xuống.
+ Đái không tự chủ:
Đái không tự chủ là hiện t−ợng n−ớc tiểu tự động chảy ra, ngoài ý muốn của bệnh nhân. Đái không tự chủ có thể do nguyên nhân tại bàng quang hay niệu đạo (nh− chấn th−ơng vùng bàng quang hay niệu đạo); có thể do nguyên nhân từ tuỷ sống (nh− chấn th−ơng hoặc vết th−ơng gây tổn th−ơng các đốt tuỷ cùng); cũng có thể do bệnh nhân bị bí đái kéo dài làm thành bàng quang không còn khả năng co dãn, bàng quang trở thành một “bình” chứa n−ớc tiểu trong khi n−ớc tiểu tiếp tục đ−ợc bài tiết từ thân xuống, do đó n−ớc tiểu từ bàng quang chảy ra theo niệu đạo từng giọt và luôn có cầu bàng quang.
+ Đái đêm:
Đái đêm đ−ợc coi là bệnh lý khi bệnh nhân phải đi đái nhiều lần trong đêm và kéo dài nhiều tháng. Đái đêm là biểu hiện của giảm khả năng cô đặc n−ớc tiểu của thân. Khi làm nghiệm pháp Zimniski thấy số l−ợng n−ớc tiểu ban đêm nhiều hơn ban ngày.
Đái đêm th−ờng gặp trong các bệnh gây giảm khả năng cô đặc n−ớc tiểu của thân (nh− viêm thân-bể thân mạn, viêm thân kẽ mạn do thuốc, suy thân mạn...), hoặc ở ng−ời già do khả năng cô đặc n−ớc tiểu của thân bị suy giảm.