2. Các xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán bệnh của hệ thống thân-tiết niệu.
2.2.4. Trụ hình và tinh thể trong n−ớc tiểu:
- Trụ hình trong n−ớc tiểu:
Trụ hình là các cấu trúc hình trụ thấy trong n−ớc tiểu. Bản chất của trụ là mucoprotein, là một loại protein do tế bào ống thân bị tổn th−ơng tiết ra (gọi là protein Tam-Horsfall) và protein từ huyết t−ơng đ−ợc cầu thân để lọt ra n−ớc tiểu. Trong điều kiện đ−ợc cô đặc và pH n−ớc tiểu axít, chúng bị đông đặc và đúc khuôn trong ống l−ợn xa rồi bong ra trôi theo n−ớc tiểu.
Trụ niệu là biểu hiện tổn th−ơng thực thể ở thân, hoặc ở cầu thân hoặc ở ống thân. Có hai loại trụ: trụ không có tế bào và trụ có tế bào. Trụ có tế bào là các trụ có chứa xác các tế bào (tế bào biểu
mô ống thân, tế bào bạch cầu, tế bào hồng cầu...). Thể loại trụ có giá trị gợi ý cho chẩn đoán bệnh, còn số l−ợng trụ không có giá trị nói lên mức độ nặng hay nhẹ của bệnh.
Ng−ời ta phân ra các loại trụ sau:
. Trụ trong hay trụ hyalin: không có tế bào.
. Trụ mỡ: chứa các giọt mỡ; hay gặp trong hội chứng thân h−.
. Trụ hạt: chứa xác các tế bào biểu mô ống thân; hay gặp trong viêm cầu thân mạn. Trụ hạt màu nâu bẩn gặp trong suy thân cấp.
. Trụ hồng cầu: chứa các hồng cầu từ cầu thân xuống; hay gặp trong viêm cầu thân cấp. . Trụ bạch cầu: chứa xác các tế bào bạch cầu; hay gặp trong viêm thân-bể thân cấp hoặc mạn. Kích th−ớc của trụ cũng có ý nghĩa trong chẩn đoán: nếu >2/3 số l−ợng trụ có kích th−ớc to (đ−ờng kính của trụ > 2 lần đ−ờng kính của một bạch cầu đa nhân) thì rất có giá trị để chẩn đoán suy thân mạn.
- Các tinh thể trong n−ớc tiểu: tuỳ thuộc thành phần các chất hoà tan trong n−ớc tiểu và pH n−ớc tiểu có thể gặp:
. Tinh thể phosphat canxi. . Tinh thể oxalat canxi. . Tinh thể urat.
Nếu một loại tinh thể có mặt với số l−ợng nhiều trong n−ớc tiểu kết hợp với những điều kiện nhất định (nh− pH n−ớc tiểu kiềm hoặc axít; nhiễm khuẩn đ−ờng niệu...) chúng có thể dễ tạo sỏi. Chẳng hạn, sỏi urat dễ hình thành trong điều kiện pH n−ớc tiểu toan; sỏi phosphat dễ hình thành trong điều kiện pH n−ớc tiểu kiềm; sỏi truvit dễ hình thành trong điều kiện nhiễm khuẩn đ−ờng niệu. Ngoài ra, việc hình thành sỏi còn phụ thuộc vào tỉ lệ giữa các thành phần có trong n−ớc tiểu.