tại NHTMCP Công thương Việt Nam - CN TP Hà Nội
2.2.1 Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp bất động sản tại VietinBank chi nhánh Hà Nội
Với sự cởi mở trong chính sách, đầu tư bất động sản (BĐS) đang nổi lên như kênh hấp dẫn nhất với khả năng sinh lời cao do vậy không ít doanh nghiệp phát triển thêm hay đầu tư ngoài ngành đối với mảng kinh doanh này, dẫn đến tiềm ẩn nhiều rủi ro. VietinBank Hà Nội luôn kịp thời nắm bắt các chuyển biến của thị trường BĐS, cân nhắc liên tục tỷ lệ dư nợ đối với lĩnh vực này tuy nhiên vẫn đáp ứng tối đa các nhu cầu vay vốn hợp pháp, hợp lý của khách hàng.
Nếu nhìn vào bức tranh thị trường BĐS trong khoảng 2, 3 năm trở lại đây có thể thấy mô hình đầu tư vào loại hình BĐS 2 trong 1 hoặc 3 trong 1, vừa có thể ở vừa có thể sinh lời ngày càng phổ biến. Đầu tư nhà ở kết hợp kinh doanh là xu hướng mới, thu hút được rất nhiều sự quan tâm của cả nhà đầu tư cá nhân và các tổ chức. Với ưu điểm vượt trội về thiết kế, tối đa hóa công năng sử dụng và khả năng sinh lời hấp dẫn, các loại hình BĐS đầu tư này phù hợp với địa bàn đô thị hoặc địa điểm du lịch trọng điểm. Tuy nhiên, đối tượng khách hàng vay đầu tư có thể trải đều tại khắp các địa phương trên cả nước, thậm chí xu hướng đầu tư này còn lan rộng tới cả các cá nhân đầu tư không chuyên.
Chi nhánh đã chủ động thu hẹp đối tượng khách hàng, tập trung vào những doanh nghiệp uy tín, có đủ năng lực và tính khả thi của dự, là những doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tốt với NHCT, đồng thời nghiên cứu các chính sách hướng tới đối tượng là nhà cung cấp cho dự án và cá nhân tiêu thụ sản phẩm của dự án. Việc tài trợ theo chuỗi vừa đảm bảo tính khả thi của dự án và đảm bảo nguồn thu của dự án để trả nợ của NHCT. Tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hiện nay chiếm tỷ trọng 8.0% tổng dư nợ, trong khi các ngân hàng khác có tỷ lệ cho vay kinh doanh bất động sản trên tổng dư nợ tín dụng vượt 10% như Sacombank, Techcombank, LienVietPost Bank, Kienlongbank.
Bảng 2.3: Tỷ trọng dư nợ tín dụng DN kinh doanh BĐS của Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2016 - 2018
2 KHDN VVN Ĩ2" 3.58 6 0 4.22 Tổng dư nợ 426^ 3.83 Ĩ 4.3Ĩ 2 STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 ĩ Trung hạn (từ 1 đến 5 năm) 426^ Ĩ.56 9 7 Ĩ.63
2 Dài hạn (trên 5 năm) 0" 2.26
2 5 2.67
Tổng dư nợ 426^ 3.83
Ĩ
4.3Ĩ 2
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán - Vietinbank Hà Nội)
Qua bảng tổng hợp trên cho thấy tỷ trọng dư nợ DN BĐS của Chi nhánh Hà Nội chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng dư nợ của Chi nhánh, và tỷ trọng này có xu hướng ngày càng tăng, cụ thể năm 2016 dư nợ doanh nghiệp BĐS là 426 tỷ đồng chiếm 0,9% tổng dư nợ; năm 2017 tỷ trọng tăng lên 7,2% và năm 2018 tăng lên 4.312 tỷ đồng chiếm 8,0%. Năm 2017, chi nhánh thực hiện cấp tín dụng cho một
loạt dự án khiến dư nợ đối với lĩnh vực này tăng vọt, năm 2018 tiếp tục thực hiện giải ngân và cấp mới một dự án (văn phòng làm việc hạng B) và dư nợ đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đạt 8.0% tổng dư nợ của chi nhánh.
2.2.2 Rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại Vietinbank chi nhánh Hà Nội
> Tình hình dư nợ tín dụng DNBĐS theo đối tượng
Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng DNBĐS theo đối tượng khách hàng
ĐVT: Tỷ đồng
Nhìn vào bảng số liệu có thê thấy dư nợ tập trung tại đối tượng KHDN Lớn, điều này là dễ hiêu khi hoạt động kinh doanh BĐS cần nguồn vốn rất lớn tuy nhiên việc quá tập trung vào một phân khúc và một số ít khách hàng, có thê dẫn đến thiệt hại lớn khi doanh nghiệp gặp rủi ro.
> Tình hình dư nợ tín dụng DNBĐS theo thời gian
Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng DNBĐS theo thời gian
2 Nợ quá hạn 12^ 244 245^ 3 Tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ (%) 2,8% 6,3 % 5,7 %
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm - Vietinbank Hà Nội)
5000 4500 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 2016 2017
■Trung hạn BDai hạn BTổng dư nợ
2018
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng DNBĐS theo thời gian
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm - Vietinbank Hà Nội)
Do đặc thù của lĩnh vực kinh doanh bất động sản là thời gian đầu tư và thu hồi vốn, do vậy các khoản vay đều có thời hạn dài (trung và dài hạn). Qua bảng số liệu và biểu trên, ta thấy dư nợ tín dụng DNBĐS theo thời hạn dài hạn là chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ DNBĐS. Năm 2016, dư nợ tín dụng DNBĐS trung hạn chiếm tỷ trọng là 100%, thì sang năm 2017, tỷ lệ nợ dài hạn lại chiếm tỷ trọng chủ yếu với 5.9%, đến năm 2018, tỷ lệ này là 62%. Việc dư nợ doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có kỳ hạn dài là một vấn đề cần quan tâm vì lượng vốn bị ứ đọng, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
> Về tình hình nợ quá hạn của DNBĐS tại chi nhánh:
Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn của DNBĐS tại chi nhánh Hà Nội
2 Dài hạn 0 24 T 24T Tổng nợ quá hạn 12 24 4 24 5^
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm - Vietinbank Hà Nội)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy tình hình nợ quá hạn của DNBĐS ở chi nhánh Hà Nội đã có những chuyển biến xấu, với việc tỷ lệ nợ quá hạn tăng từ 2,8% năm 2016 lên 5,7% năm 2018. Mặc dù so với tổng dư nợ của chi nhánh, số dư nợ này vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ tuy nhiên tuy nhiên dấu hiệu cho thấy chất lượng tín dụng tại chi nhánh xuất hiện biểu hiện không tốt, do đó chi nhánh cần có những chính sách hợp lý để phân loại nợ và kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn.
> Tình hình nợ quá hạn DNBĐS theo kỳ hạn nợ:
Bảng 2.7: Nợ quá hạn DNBĐS theo kỳ hạn nợ
tiền trọng trọng tiền trọng F- Nợ quá hạn có TSĐB 9 75.0 % 242 %99.2 242 %98.8 2 Nợ quá hạn không có TSĐB 3 25.0 % 2 %0.8 3 %1.2 Tổng nợ quá hạn DNBĐS 1 2 100,0 244 100,0 245 100,0
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm - Vietinbank Hà Nội)
■Trung hạn BDai hạn BTổng dư nợ quá hạn
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nợ quá hạn của DNBĐS theo kỳ hạn nợ
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm - Vietinbank Hà Nội)
Qua bảng số liệu và biểu trên, ta thấy nợ quá hạn của chi nhánh tập trung chủ yếu vào nợ dài hạn. Năm 2016, nợ quá hạn DNBĐS tại chi nhánh là 12 tỷ đồng, trong đó toàn bộ là nợ trung hạn, tuy nhiên sang đến năm 2017, nợ quá hạn DNBĐS là 244 tỷ đồng, tăng 2.033% so với năm 2016, trong đó phải nói đến khoản nợ trung hạn 241 tỷ đồng, chiếm 98,8% trong tổng nợ quá hạn và đến năm 2018, con số này là 98,3%.
Như đã phân tích ở trên, dư nợ tín dụng đối với DNBĐS chủ yếu tập trung vào dài hạn, vì vậy đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ quá hạn theo kỳ hạn dài hạn chiếm tỷ trọng lớn đến vậy. Đối với các DNBĐS, hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như yếu tố tự nhiên, yếu tố chính trị, yếu tố thị trường, hay yếu tố khách hàng, nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh... bên cạnh đó lại hoạt động theo loại hình doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, năng lực hạn chế, do vậy, rất nhiều trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ cho ngân hàng theo đúng thời hạn cam kết trong hợp đồng, dẫn đến tình trạng nợ quá hạn.
> Nợ quá hạn DNBĐS theo tài sản đảm bảo:
Bảng 2.8: Tình hình nợ quá hạn DNBĐS theo tài sản đảm bảo
Tổng dư nợ cho vay 6 42 100 8313T 100 3 4 _____ 1 ____ 00 Nợ nhóm 1 41 4 2%97, 3. 587 3,9 _____4.0 4,3%9 Nợ nhóm 2 1 2 2,8 ______ % 3 0,1 ______ % 4 0, 1% Nợ nhóm 3 0 0 0, ______ 0 ______0,0 % 0 0%0, Nợ nhóm 4 0 0 0, 0 ______0,0 0 0%0, Nợ nhóm 5 0 0 0, ______ 24 ______ 1 6,3 ______ % 24 ______ 1 5, 6%
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018
Dự phòng chung 45 8 2- 44 Dự phòng rủi ro nợ xấu (nợ nhóm 3-5) 18 4" 8^^ 72 Xử lý rủi ro \---/ 4 53 7 63
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm - Vietinbank Hà Nội)
Theo bảng số liệu trên, ta thấy gần như toàn bộ nợ quá hạn đều có tài sản bảo đảm, tuy nhiên trên thực tế không phải 100% dư nợ đều được bảo đảm hoặc TSBĐ được định giá quá cao so với giá trị có thể xử lý, gây thiệt hại cho chi nhánh. Ngoài ra một số khách hàng nợ xấu lại đã dừng hoạt động và không hợp tác trong quá trình xử lý TSBĐ, dẫn đến khó khăn trong việc thu hồi vốn, giảm thiểu tổn thất.
> Tỷ lệ nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro
Bảng 2.9: Cơ cấu tín dụng theo nhóm nợ tại VietinBank - CN TP Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của VietinBank Hà Nội các năm)
Nhìn vào bảng số liệu tổng hợp nêu trên, có thể thấy tình hình nợ xấu của chi nhánh đang ở mức báo động, khi tỷ lệ nợ nhóm 5 đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản là 6,3% năm 2017 và 5,6% năm 2018, cao hơn so với 3%. Nợ nhóm 5 tăng đột biến là do khoản nợ đã được cơ cấu tuy nhiên khách hàng không còn khả năng trả nợ và chi nhánh quyết định điều chỉnh nhóm nợ về đúng với thực tế. Ngoài ra nợ nhóm 2 cũng đang ở mức khá cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Bảng 2.10: Tình hình trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tại VietinBank - CN TP Hà Nội giai đoạn 2017 - 2018
với năm 2016 đã làm cho việc trích lập dự phòng của chi nhánh đối với nợ xấu tăng 544 tỷ đồng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh.
Giá trị nợ xấu đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại 31/12/2018 đạt 241 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ 0.41% so với tổng dư nợ, tuy nhiên so với dư nợ đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì đạt ở mức 5,6%, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh. Mặt khác trong giá trị nợ đã xử lý rủi ro, giá trị các khoản nợ tồn đọng trong các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đạt 233 tỷ đồng, cũng là một rủi ro lớn khi việc thu hồi khoản nợ này đang gặp nhiều khó khăn.