Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPKINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 115 - 116)

Cần tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay trên cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các NHTM, quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các NHTM về việc tuân thủ các quy chế về cho vay và bảo đảm tiền vay; Tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý ổn định, đồng bộ, nhất quán cho hoạt động tín dụng của NHTM. Vừa qua, NHNN liên tục có các chỉ đạo về kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản, điều đó thể hiện định hướng tín dụng rõ ràng của NHNN đối với lĩnh vực này. Tuy nhiên các chỉ đạo của NHNN cần cụ thể hơn, và nên chia chính sách khác nhau để áp dụng đối với từng TCTD cũng như từng phân khúc khách hàng, phân khúc sản phẩm từ đó các TCTD cũng như khách hàng có thể dễ dàng nắm được và thực hiện theo đúng quy định của NHNN ban hành.

Ngoài ra, các TCTD chủ yếu khai thác thông tin từ NHNN thông qua công thông tin tín dụng CIC, do vậy kiến nghị NHNN cần tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trên các phương diện:

+ Hiện tại, CIC có thể cung cấp cho các NHTM thông tin tương đối đầy đủ về tình hình vay nợ và tài sản bảo đảm của các khách hàng vay vốn. Tuy nhiên, độ chính xác của thông tin phụ thuộc rất lớn vào độ chính xác của báo cáo do các NHTM cung cấp. Vì vậy, để nâng cao chất lượng thông tin CIC, cần nâng cao tinh thần, trách nhiệm của các NHTM trong việc lập báo cáo cung cấp thông tin đầu vào cho CIC.

+ Ngoài chức năng cung cấp các thông tin về tình hình dư nợ và tài sản bảo đảm của như hiện tại, CIC cần bổ sung thêm chức năng cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn để làm cơ sở cho các NHTM có thể

tham khảo thông tin ngay từ những bước đầu tiếp xúc với khách hàng vay vốn; Đồng thời trên cơ sở số liệu Báo cáo tài chính do CIC cung cấp, các NHTM có thể đối chiếu, so sánh với hồ sơ do doanh nghiệp cung cấp để đánh giá mức độ trung thực của khách hàng. Trong trường hợp CIC nhận được báo cáo tài chính từ các NHTM có số liệu khác nhau về cùng một khách hàng vay vốn (trong cùng kỳ báo cáo), CIC có thể đưa ra các thông tin cảnh báo đối với các NHTM về khách hàng này.

+ Bên cạnh đó, với lợi thế là đơn vị tổng hợp thông tin về khách hàng vay vốn của các NHTM trên phạm vi toàn quốc nên CIC có đủ dữ liệu để thực hiện phân loại, đánh giá xếp hạng khách hàng vay vốn theo từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Trên cơ sở đó, CIC có thể cung cấp cho các NHTM thông tin tham khảo về kết quả xếp hạng khách hàng; những đánh giá, nhận định về quy mô sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, và kết quả kinh doanh so sánh với các số liệu bình quân của ngành.

+ Thường xuyên thực hiện nâng cấp, cải tiến hệ thống máy móc thiết bị, hỗ trợ tốt hơn nữa cho các NHTM trong việc cung cấp thông tin cũng như vấn tin từ hệ thống của CIC; rút ngắn thời gian xử lý trả lời thông tin yêu cầu so với hiện tại để kịp thời đáp ứng nhu cầu của các NHTM (hiện tại thời gian xử lý yêu cầu về thông tin dư nợ thường từ 1-2 ngày, trong khi thời gian xử lý yêu cầu về thông tin tài sản bảo đảm có những thời điểm kéo dài từ 5-7 ngày).

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPKINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w