Thống kê mô tả mẫu khảosát

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPKINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 89 - 98)

- Tổng quan về đối tượng khảo sát

ĩ Hoàn toàn hợp lý 24 70,5 9

2 Hợp lý 4 ĩĩ,76

3 Chưa thực sự hợp lý 2" 5,88

4 Hoàn toàn không hợp lý 0 -

5 Không có ý kiến 4^ ĩĩ,76

Tổng 34 100,0

0

(Nguôn: Tông hợp từ điêu tra)

Từ bảng trên dễ dàng nhận thấy rằng về số năm kinh nghiệm công tác, tỷ lệ cao nhất là cán bộ, lãnh đạo có kinh nghiệm từ 3 đến dưới 5 năm với số lượng 18/34 (tương ứng 53%) trong tổng số đối tượng được khảo sát. Trong số đó cán bộ QHKH chiếm tới 72%. Tiếp đến có 10/34 đối tượng có kinh nghiệm công tác trên 5 năm, trải đều ở các trí được khảo sát. Còn lại số lượng đối tượng có kinh nghiệm ít hơn 3 năm chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ. Điều này là dễ hiểu khi hoạt động quản trị rủi ro

tín dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản luôn yêu cầu những cán bộ có đủ kinh nghiệm, nắm chắc nghiệp vụ. Tuy nhiên vẫn có những cán bộ có kinh nghiệm dưới 3 năm nhưng thực sự đủ năng lực và phù hợp với công việc vẫn được giao công việc trong lĩnh vực này. Điều này cho thấy công tác đào tạo, bồi dưỡng và tạo cơ hội cho các cán bộ trẻ luôn được ban lãnh đạo chi nhánh quan tâm.

2.4.3. Đánh giá của các đối tượng khảo sát đối với quy định về hoạt động rủi ro tín dụng tại VietinBank Hà Nội

* Khảo sát định tính về nhận định của đối tượng được khảo sát đối với các quy định siết chặt tín dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Ket quả có sự chênh lệch lớn khi hầu hết đối tượng khảo sát đều chọn ý kiến “hoàn toàn hợp lý” và “hợp lý”. Cụ thể:

Bảng 2.15: Thống kê ý kiến về quy định siết chặt tín dụng đối với doanh nghiệp

g đồng

ý

Mô hình quản trị rủi ro đang áp dụng rất phù hợp

- - 8,82 35,29 55,8

8 Bộ máy quản lý rủi ro được sắp xếp

khoa học, hợp lý - - 14,71 38,24 647,0

Các bộ phận được phân công trách nhiệm rõ ràng, không bị chồng chéo lên nhau

- - 5,88 35,29 58,8

2

(Nguôn: Tông hợp từ điêu tra)

Như vậy có đến 28/34 ý kiến đồng ý rằng việc NHNN và NHCT siết chặt rủi ro tín dụng là hợp lý và hoàn toàn hợp lý, trong đó bao gồm 16/17 đối tượng có kinh nghiệm từ 3 đến dưới 5 năm và 8/10 đối tượng có kinh nghiệm trên 5 năm. Đây là những đối tượng đã trải qua giai đoạn phát triển được cho là quá “nóng” trong giai đoạn vừa qua và họ hiểu được tầm quan trọng của các quyết định về quản trị rủi ro đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

về cơ cấu theo đối tượng khảo sát, số lượng đối tượng cho ý kiến “hoàn toàn hợp lý” và “hợp lý” chiểm tỷ trọng chủ yếu trên toàn bộ các vị trí được khảo sát, cho thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng rất được quan tâm từ vị trí cán bộ tín dụng, cho đến cán bộ tác nghiệp cũng như các cán bộ xử lý rủi ro.

2.4.4. Đánh giá của các đối tượng khảo sát đối với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank Hà Nội

2.4.4.1. Mô hình quản trị rủi ro

Bảng 2.16: Đánh giá của các đối tượng khảo sát về mô hình quản trị rủi ro

g đồng

ý

Cán bộ tín dụng luôn thu thập đầy đủ mọi thông tin của khách hàng qua các kênh khác nhau

- - - 23,53 76,4

7

CBTD luôn theo dõi thường xuyên đối với khoản vay để kịp thời phát hiện

những dấu hiệu rủi ro - - 5,88 20,59 647,0

Khi có dấu hiệu rủi ro, CBTD ngay lập tức tiến hành thu thập thông tin và đánh

giá lại khoản vay - - 14,71 38,24 647,0

(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra)

Qua nghiên cứu kết quả khảo sát cho thấy, mô hình quản trị rủi ro hiện đang áp dụng tại Chi nhánh là phù hợp theo đúng chỉ đạo của Hội sở chính, trong đó tỷ lệ người được hỏi lựa chọn đồng ý và rất đồng ý chiếm tới 90%. Theo đánh giá của cán bộ, lãnh đạo của Chi nhánh các bộ phận được phân công trách nhiệm rõ ràng, không bị chồng chéo lên nhau (58,82% người được hỏi rất đồng ý với mô hình hiện tại; 35,29% trả lời đồng ý)

2.4.4.2. Nhận diện rủi ro tín dụng

Bảng 2.17: Đánh giá của các đối tượng khảo sát về công tác nhận diện rủi ro tín dụng

g đồng ý

Đo lường rủi ro tín dụng được chi nhánh thực hiện theo đúng trình tự đã xây dựng

- - 8,8 2 32,35 58,8 2 Chi nhánh chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với tất cả khách hàng - - - 20,59 179,4

Công tác chấm điểm cũng được kiểm soát hai tay, đảm bảo thông tin chấm điểm phù hợp với tình hình hoạt động

kinh doanh của khách hàng. - - 2 8,8 38,24 452,9

(Nguôn: Tông hợp từ điêu tra)

Đối với công tác nhận diện rủi ro tại Chi nhánh cho thấy Cán bộ tín dụng luôn thu thập đầy đủ mọi thông tin của khách hàng qua các kênh khác nhau (76,47% người được hỏi trả lời rất đồng ý và 23,52% đồng ý). Bên cạnh đó CBTD luôn theo dõi thường xuyên đối với khoản vay để kịp thời phát hiện những dấu hiệu rủi ro, khi có dấu hiệu rủi ro, CBTD ngay lập tức tiến hành thu thập thông tin và đánh giá lại khoản vay để có kết luận chính xác nhất.

Qua tìm hiểu thực tế cho thấy dấu hiệu giúp ngân hàng phát hiện ra rủi ro tín dụng của khách hàng nhiều nhất là tình hình tài chính của doanh nghiệp bất ổn và chậm trả gốc lãi vay, dư nợ vượt quá nhu cầu vốn. Khi có 2 dấu hiệu này thì cán bộ tín dụng của Chi nhánh cần tìm hiểu để có thông tin chính xác nhất.

Bên cạnh đó trong quá trình thẩm định hồ sơ, các thông tin khách hàng cần được thu thập đầy đủ để xem xét mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng gồm thông tin pháp lý của doanh nghiệp, dự án; Tình hình nợ của doanh nghiệp tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác; Mục đích vay vốn của doanh nghiệp.

2.4.4.3. Đo lường rủi ro tín dụng

Bảng 2.18: Đánh giá của các đối tượng khảo sát về đo lường rủi ro tín dụng

g đồng

ý

Chi nhánh chỉ kiểm soát rủi ro tín dụng đối với các khoản tín dụng mới.

61,7 6

29,41 8,82 - -

Tần suất của việc kiểm soát với nội dung đánh giá lại khách hàng được thực hiện tại Chi nhánh theo định kỳ.

- - 8,82 32,35 58,8

2

Cán bộ tín dụng là người sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ về hồ sơ đề xuất cấp tín dụng trước khi trình

phê duyệt. - - - 20,59

79,4 1

(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra)

Hiện nay Chi nhánh xây dựng được trình tự đo lường RRTD và cố gắng thực hiện đúng trình tự trong tất cả các tình huống. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại tình trạng CBTD đo lường rủi ro theo kinh nghiệm nên thực hiện tắt một số bước của quy trình, do đó có 8,82% người được hỏi lựa chọn ý kiến trung lập.

Theo ý kiến khảo sát 34/34 người được hỏi đều trả lời, hiện nay Chi nhánh chấm điểm xếp hàng tín dụng đối với tất cả các khách hàng, không loại trừ một nhóm khách hàng nào. Điều này cho thấy được chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đã được NHCT và chi nhánh đã được quán triệt một cách rõ ràng, chủ động quản trị rủi ro tín dụng đối với lĩnh vực này ngay từ khâu thẩm định để tránh tổn thất có thể xảy ra. Bên cạnh đó công tác chấm điểm cũng được kiểm soát hai tay, đảm bảo thông tin chấm điểm phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng.

2.4.4.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng

Bảng 2.19: Đánh giá của các đối tượng khảo sát về kiểm soát rủi ro tín dụng

g đồng

ý

Giám sát rủi ro tín dụng chia thành 2 bộ phận quản lý giám sát khách hàng và thu nợ là hợp lý.

- 2,94 17,6

5

50,00 29,4 1

Công tác kiểm tra, kiểm soát sau vay được thực hiện kiểm tra thường xuyên

- - 11,7

6

50,00 38,2 4 Chính sách giao trách nhiệm thu hồi nợ

xấu cho từng phòng khách hàng quản lý mang lại hiệu quả

- - 17,6

5

47,06 29,4 1

(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra)

Kết quả khảo sát về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Chi nhánh cho thấy có 61,76% câu trả lời rất không đồng ý về Chi nhánh chỉ kiểm soát rủi ro tín dụng bằng hình thức thẩm định, đánh giá và quyết định/phê duyệt các khoản tín dụng mới; mà hiện nay Chi nhánh còn kiểm soát rủi ro tín dụng bằng hình thức thẩm định, đánh giá và quyết định/phê duyệt các khoản tín dụng thay đổi hoặc hiện tại. Như vậy 91,18% người được hỏi nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm soát rủi ro tín dụng cần được tiến hành thẩm định trong mọi trường hợp.

Tần suất của việc kiểm soát với nội dung đánh giá lại khách hàng được thực hiện tại Chi nhánh theo định kỳ là 3 tháng/lần, tần suất như vậy đảm bảo được ngân hàng có thể kịp thời phát hiện rủi ro để xử lý (có tới hơn 90% người được hỏi đồng ý với tần suất đang áp dụng).

Trong kiểm soát rủi ro tín dụng thì cán bộ tín dụng là người sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ về hồ sơ đề xuất cấp tín dụng trước khi trình phê duyệt (có tới 79,41% trả lời rất đồng ý). Qua tìm hiểu, cán bộ tín dụng phải đáp ứng yêu cầu có kinh nghiệm trong công tác thẩm định đầu tư dự án hoặc có kinh nghiệm trong việc cấp và quản lý các khoản tín dụng phức tạp, thời hạn dài. Như vậy, trong hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng lãnh đạo ngân hàng và cán bộ tín dụng nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác kiểm soát cũng như người thực hiện.

2.4.4.4. Giám sát rủi ro tín dụng

Bảng 2.20: Đánh giá của các đối tượng khảo sát về giám sát rủi ro tín dụng

Giám sát rủi ro tín dụng chia thành 2 bộ phận quản lý giám sát khách hàng và thu nợ là hợp lý, tuy nhiên vẫn còn 2,94% người được hỏi lựa chọn không đồng ý và 17,65% trung lập lựa chọn nên gộp lại thành một bộ phận để hoạt động hiệu quả hơn.

Có 88,24% câu trả lời là thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, mức độ và tiến độ thực hiện các điều kiện và khách hàng đã cam kết sau vay. Cá biệt có 11,76% câu trả lời trung lập vì không thực hiện kiểm tra do đánh giá khách hàng tốt, chỉ gửi biên bản sang để khách hàng ký. Đây là một tồn tại không chỉ của riêng chi nhánh mà còn là của cả hệ thống ngân hàng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.

Tuy nhiên, qua tìm hiểu công tác kiểm tra, kiểm soát sau vay lại chưa thực sự được chú trọng khi thực tế tần suất việc kiểm tra kiểm soát không được thực hiện thường xuyên mà chỉ trao đổi qua điện thoại. Nguyên nhân được đưa ra là do công tác kiểm tra gặp nhiều vì khách hàng chủ yếu ở xa, công việc bận rộn nên không sắp xếp được thời gian.

Đối với công tác xử lý nợ có vấn đề, qua việc khảo sát bằng bảng hỏi và phòng vấn trực tiếp đối với cán bộ xử lý rủi ro tại chi nhánh, kết quả cho thấy rằng các khoản nợ có vấn đề thời gian qua đang được xử lý bằng phương pháp bán nợ cho VAMC là chủ yếu, nguồn xử lý từ việc thu hồi nợ và xử lý tài sản đã được quan tâm nhưng chưa đạt được nhiều kết quả do nhiều nguyên nhân. Cả 3 đối tượng được khảo sát đều cho rằng nguyên nhân đến từ việc khách hàng lẩn trốn, không liên lạc được với khách hàng để thu nợ, công tác khởi kiện còn gặp nhiều khó khăn trong hồ sơ thủ thục và không phát mại được TSBĐ hoặc giá trị TSBĐ phát mại thấp.

Nhận xét chung

Các cán bộ, lãnh đạo của chi nhánh đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, đồng thời đã có những hành động cụ thể trong công tác nhận diện rủi ro tín dụng, đo lường rủi ro tín dụng, kiểm soát và giảm sát rủi ro tín dụng. Tuy nhiên vẫn có những tồn tại cố hữu cần khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆPKINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM -CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 89 - 98)