Nội dung cơ bản của UCP600

Một phần của tài liệu 1646 vận dụng UCP 600 giải quyết tranh chấp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các NHTM VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 31)

Tháng 7 năm 2007, UCP 600 ra đời và thay thế cho UCP 500, bản UCP này được ICC xây dựng hướng tới tương lai, có tính đến sự phát triển liên tục của thực tiễn:

- Cuộc cách mạng trong vận tải quốc tế với sự phát triển của vận chuyển bằng container và vận tải hỗn hợp.

- Cuộc cách mạng trong thông tin liên lạc với kỹ thuật tự động và điện tử. - Quá trình tự do buôn bán hàng hóa quốc tế ngày càng phát triển.

- Ngoài những yếu tố trên, các bản UCP trước vẫn còn làm các ngân hàng, các chủ thể kinh doanh hiểu lầm về khái niệm và giải thích khái niệm, còn tồn tại vấn đề về ngôn ngữ và phong cách, vấn đề lợi dụng để lừa đảo...

Do đó, ICC đã soạn thảo UCP 600 theo hướng sau: - Đơn giản hóa UCP 500.

- Tập hợp các tập quán và tiêu chuẩn ngân hàng thế giới để hòa hợp và tiêu chuẩn hóa.

- Tăng tính nhất quán và tính tin cậy trong việc sử dụng phương thức thanh toán TDCT.

- Giải quyết các vấn đề về các điều kiện không liên quan đến chứng từ. - Liệt kê chi tiết các yếu tố liên quan đến từng loại chứng từ vận tải. UCP 600 gồm 39 điều khoản chia thành các mục như sau:

A. Các điều khoản chung và định nghĩa. (Điều 1 đến điều 5). B. Hình thức và thông báo thư tín dụng (Điều 6 đến điều 11). C. Nghĩa vụ và trách nhiệm (Điều 12 đến điều 16).

D. Chứng từ (Điều 17 đến điều 28).

E. Những quy định khác (Điều 29 đến điều 37).

F. Thư tín dụng có thể chuyển nhượng được (Điều 38). G. Chuyển nhượng tiền thu được (Điều 39).

Các điều khoản của UCP 600 cũng như các bản quy tắc trước đó, có hai loại:

Một là, loại quy phạm pháp luật mang tính chất bắt buộc áp dụng (Mandatory)

Nếu không tuân thủ các điều khoản này thì hoạt động thanh toán bằng TDCT sẽ bị thay đổi về bản chất và bên vi phạm sẽ không có quyền dùng UCP 600 để bảo vệ quyền lợi của mình. Các điều khoản:

Điều 4: Thư tín dụng và hợp đồng.

Điều 7,8: Trách nhiệm của Ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận. Điều 14: Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ.

Hai là, loại quy phạm mang tính chất lựa chọn (Optional).

Người xin mở và người hưởng lợi đều có thể thỏa thuận đưa vào tín dụng các quy định cần thiết miễn là không vi phạm các điều khoản thuộc phạm vi mang tính bắt buộc của UCP 600. Các điều khoản có thể lựa chọn này của UCP thường trích dẫn "Trừ khi thư tín dụng có quy định gì khác". Ví dụ các điều khoản :

Điều 20 : Vận đơn đường biển.

Điều 23 : Chứng từ vận tải hàng không.

Mỗi phương thức vận tải đều có những ưu nhược điểm của nó, và mỗi phương thức có những văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán đó mặc dù những văn bản này cũng không phải là hoàn hảo, bởi vì các phương tiện như vận tải, bưu điện, bảo hiểm, công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng luôn luôn thay đổi và phát triển theo xu hướng hiện đại hơn. Song, với những ưu điểm mà nó có được thì cho đến nay,

thanh toán L/C vẫn đang chiếm ưu thế tại các NHTM và UCP 600 vẫn là công cụ vô cùng quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp liên quan đến TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ.

1.3. Vận dụng UCP 600 trong giải quyết tranh chấp trong thanh toán L/C

1.3.1. Ưu điểm và tồn tại của phiên bản UCP 600 so với các phiên bản UCPtrước đó trước đó

1.3.1.1. Ưu điểm của UCP 600

- Đơn giản hóa về hình thức

Phiên bản UCP 500 có 49 điều khoản, khi sửa đổi UCP 600 rút gọn chỉ còn 39 điều khoản nhưng vẫn đảm bảo được tính chặt chẽ, điều chỉnh được đa số các mặt của hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C.

- Đưa ra định nghĩa các thuật ngữ và giải thích một cách rõ ràng

Về ngôn ngữ, UCP 600 đã loại bỏ cụm từ “Reasonable time” (thời gian hợp lý) và “Without delay” (không chậm trễ) của UCP 500, những cụm từ này quy định về thời gian kiểm tra chứng từ của các ngân hàng gây nhiều tranh cãi. Tại UCP 600, nó được thay thế bằng “Năm ngày làm việc tiếp theo sau ngày xuất trình” (điều 14 -UCP 600). Bên cạnh đó, điều 2 UCP 600 đưa ra những định nghĩa rõ ràng về các thuật ngữ sử dụng để tránh gây nhầm lẫn, thắc mắc.

- Đưa ra quy định cụ thể về việc xử lý chứng từ bất hợp lệ

Theo điều 16c - UCP 600, NHPH hoặc NHđCĐ có thể lựa chọn hình thức định đoạt chứng từ thích hợp thông báo cho người xuất trình, nhờ đó những tranh chấp liên quan đến chứng từ bất hợp lệ đã giảm bớt.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho buôn bán qua trung gian

Điều 14j - UCP 600 đưa ra quy định mới về về địa chỉ của người yêu cầu mở và người hưởng lợi có thể không cần phải giống với địa chỉ ghi trong L/C mà có thể là địa chỉ khác miễn là trên cùng một quốc gia.

- Quy định rõ vấn đề về quyền được nhận hoàn trả của NHđCĐ khi chiết khấu, cam kết trả chậm.

Theo điều 7a quy định: “Việc hoàn trả số tiền trên chứng từ được xuất trình theo L/C chấp nhận hay L/C trả chậm sẽ được thực hiện khi đáo hạn, cho dù NHđCĐ đã trả trước hoặc mua lại trước khi đáo hạn hay không. Cam kết của NHPH về việc hoàn trả cho NHđCĐ độc lập với cam kết của NHPH đối với người thụ hưởng.”

Điều 12b quy định: “Sự chỉ định bởi NHPH cho NHđCĐ chấp nhận hối phiếu hoặc cam kết trả chậm bao gồm cả sự ủy quyền cho NHđCĐ được thực hiện trả trước hoặc mua lại hối phiếu đã được chấp nhận hoặc cam kết trả chậm của NHđCĐ.”

Hai điều khoản này đã xác định rõ những quyền độc lập của NHđCĐ, sự chỉ định của NHPH về việc chấp nhận hối phiếu hoặc cam kết trả chậm sẽ bao gồm cả sự ủy

quyền cho NHđCĐ được thực hiện trả trước hoặc mua lại nghĩa vụ trả tiền của mình; và quyền được nhận tiền hoàn trả của họ không bị ảnh hưởng bởi những hành động trả trước hay mua lại hối phiếu đã được chấp nhận hoặc cam kết trả tiền của chính họ.

1.3.1.2. Tồn tại của UCP 600

Mặc dù đã được biên soạn rất cẩn thận nhưng UCP 600 vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, điều đó xuất phát từ thực tế mục đích của bản quy tắc này là nhằm tạo điều kiện thúc đẩy cho quá trình thanh toán TDCT diễn ra được thông suốt chứ không phải một bộ luật dân sự hay một quy chế nghiệp vụ.

- Điều 2 UCP 600 nêu ra 15 khái niệm liên quan đến chủ thể và khách thể của phương thức tín dụng chứng từ nhưng không đề cập đến hai khái niệm quan trọng là “phát hành L/C” và “sửa đổi L/C”.

- Điều 3, UCP 600 quy định ‘‘các chi nhánh của ngân hàng ở các nước khác nhau được coi là các ngân hàng độc lập”, nhưng lại không quy định hội sở và chi nhánh của một ngân hàng trên cùng một quốc gia có phải là độc lập hay không.

- Điều 10, UCP 600 quy định về việc sửa đổi tín dụng. Theo đó, người thụ hưởng có thể thông báo cho NHPH biết việc chấp nhận hay từ chối sửa đổi mà không

đưa ra lời thông báo trước nào bằng việc xuất trình chứng từ phù hợp với sửa đổi L/C. Trong trường hợp này, L/C được coi như sửa đổi tại thời điểm xuất trình phù hợp với sửa đổi.

Như vậy, vấn đề đặt ra là thời gian từ khi người thụ hưởng nhận được sửa đổi đến lúc xuất trình chứng từ phù hợp với sửa đổi, NHPH có được phép coi là L/C đã sửa đổi rồi hay không. Điều này gây khó khăn cho người nhập khẩu cũng như ngân hàng phát hành. Đặc biệt với những sửa đổi tăng giảm hàng hóa, số tiền, rút ngắn hay kéo dài thời gian giao hàng, hiệu lực L/C, thay đổi quy cách phẩm chất hàng hóa..., người mở cần có ngay văn bản chấp nhận của người thụ hưởng để chuẩn bị cho các giao dịch sau đó, NHPH sẽ không giải tỏa tiền ký quỹ cho người mở chừng nào sửa đổi về giảm tiền hàng chưa được người thụ hưởng chấp nhận bằng thông báo chính thức. Mặc dù sửa đổi L/C thường được thỏa thuận trước giữa người mở và người hưởng lợi nhưng không phải vì thế mà người mở cứ hành động đúng theo những gì ghi trong sửa đổi, vì điều này không chắc chắn, chưa có hiệu lực cho tới khi người hưởng thông báo chấp nhận chính thức hoặc tại thời điểm xuất trình thanh toán.

Các bên tham gia thanh toán cũng khó có khả năng đưa ra những quy định khác trong sửa đổi, vì tại điều 10f - UCP 600 quy định rõ: “Một điều khoản trong sửa đổi quy định rằng sửa đổi sẽ có hiệu lực nếu người thụ hưởng không từ chối sửa đổi trong một thời gian nhất định, thì điều này sẽ không được xem xét đến”.

- Điều 16 - UCP 600 quy định về việc thông báo sơ bộ phát hành tín dụng hoặc sửa đổi tín dụng chỉ được gửi đi khi NHPH sẵn sàng phát hành tín dụng là trong khoảng nào thì không được quy định rõ, điều này hiển nhiên gây ra nhiều bất lợi cho nhà xuất khẩu. Nếu nhà XK đã chuẩn bị hàng hóa, các thủ tục khác mà không rõ bao giờ mới có L/C chính thức thì sẽ gây nhiều thiệt hại cho họ.

- Điều 35 - UCP 600 quy định : “Nếu một ngân hàng được chỉ định quyết định rằng xuất trình là phù hợp và chuyển chứng từ tới NHPH, NHXN, cho dù NHđCĐ đã thanh toán hoặc thương lượng thanh toán hay chưa thì NHPH hoặc NHXN phải thanh

toán hoặc thương lượng thanh toán hoặc trả tiền cho NHđCĐ ngay cả khi chứng từ bị mất

trong quá trình chuyển giao giữa NHđCĐ và NHPH/NHXN hoặc giữa NHXN và NHPH.

Khi chuyển chứng từ, việc thất lạc là hoàn toàn có thể xảy ra. Khi đó thì NHPH hay NHXN sẽ không còn cơ sở nào để xác định chứng từ có phù hợp hay không. Việc hoàn trả tiền cho NHđCĐ lúc này là không dựa trên cơ sở chứng từ. NHđCĐ lại hoàn toàn có thể kết hợp với người hưởng để khẳng định rừng xuất trình là phù hợp và đòi tiền NHPH hay NHXN. Như vậy, điều 35 không có điều khoản quy định hoàn trả tiền lúc này dựa trên cơ sở nào. NHđCĐ hay NHXN sẽ phải giải quyết với công ty chuyển phát nhanh, bưu điện... Điều này gây tranh cãi cho cả các ngân hàng tham gia thanh toán cũng như nhà xuất khẩu, nhập khẩu.

1.3.2. Kinh nghiệm vận dụng UCP của một số ngân hàng trên thế giới

Các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể tăng cường việc tham khảo cách thức, kinh nghiệm kiểm tra bộ chứng từ thanh toán L/C của những ngân hàng hàng đầu thế giới như : Citibank, HSBC.

Citibank là một trong các ngân hàng lớn và có uy tín nhất trên thế giới.

Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng này luôn được các tổ chức tài chính - ngân hàng đánh giá cao, các nhà xuất nhập khẩu tin cậy, các ngân hàng thương mại học hỏi.

Những biện pháp điển hình mà ngân hàng đã thực hiện như là :

- Luôn quan tâm đến việc cập nhật các thông tin về tình hình thị trường, hàng hóa, dịch vụ, các văn bản pháp luật mang tính quốc tế và quốc gia để trên cơ sở đó tư vấn cho khách hàng, giúp đỡ khách hàng trong việc lập BCT hoàn hảo.

- Thành lập các trung tâm thanh toán ở các Châu lục + Trung tâm Tampa phụ trách khu vực Châu Mỹ. + Trung tâm London phụ trách khu vực Châu Âu + Trung tâm Mumbai phụ trách khu vực Đông Á.

- Quan tâm cao độ đến việc đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực.

- Tiến hành đảo cán bộ từ phòng nghiệp vụ này sang phòng nghiệp vụ khác nhằm giúp tạo điều kiện cho các cán bộ nắm được một cách toàn diện về nghiệp vụ ngân hàng.

HSBC là một trong những ngân hàng lớn nhất Châu Á, với hệ thống chi nhánh tại 82 nước, trong đó có Việt Nam.

Hoạt động TTQT của HSBC rất mạnh và là chi nhánh ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam mở dịch vụ thanh toán XNK mà khách hàng không cần cử người đến giao dịch với ngân hàng.

Kinh nghiệm trong kiểm tra bộ chứng từ của HSBC :

- Thường xuyên xuất bản những ấn phẩm với mục đích truyền đạt kinh nghiệm, những văn bản pháp lý mới nhất quy định về TTQT do ICC, bản thân ngân hàng ban hành tới khách hàng như : tạp chí ngân hàng, cẩm nang TTQT...

- Tổ chức chương trình đào tạo ngắn hạn, các cuộc hội thảo với các chuyên gia có kinh nghiệm về TTQT.

- Kết nối mạng lưới thông tin giữa các chi nhánh để thu thập thông tin về khách hàng một cách chính xác nhất.

Mỗi quốc gia có hoàn cảnh kinh tế và thông lệ riêng, những ngân hàng ở mỗi quốc gia khác nhau, dựa vào hệ thống luật pháp và quy định của quốc gia đó mà vận dụng UCP 600 theo những các khác nhau và linh hoạt.

Có quốc gia ban hành luật về thư tín dụng riêng, có quốc gia dành một chương, hay một số điều khoản trong bộ luật dân sự, Luật thương mại điều chỉnh giao dịch tín dụng chứng từ, nhưng cũng có quốc gia, không có luật riêng hay quy định về tín dụng chứng từ.

Các quốc gia không có luật riêng về tín dụng chứng từ

Các quốc gia này chấp nhận hoàn toàn UCP trong giao dịch tại nước mình. Hệ thống này chủ yếu gồm các quốc gia mới nổi, hệ thống pháp luật đang trong giai đoạn

hoàn thiện, còn hạn chế về hội nhập kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, cũng có nước nhìn nhận rằng UCP đươc nhiên được áp dụng mà không cần có Luật Quốc gia điều chỉnh. Thụy Sỹ không có điều khoản nào trong luật quốc gia nói về Tín dụng chứng từ, mặc dù là một nước có nền tảng pháp luật lâu đời và hệ thống pháp luật khá hoàn thiện. Singapore là một nước phát triển, hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ nhưng không có điều khoản nào trong Luật Quốc gia liên quan đến TDCT.

Như vậy, không có pháp luật riêng về tín dụng chứng từ không có nghĩa là bất cập và khiếm khuyết trong hòa nhập kinh tế thế giới. Vấn đề là tùy sự nhìn nhận của các nhà làm luật ở mỗi quốc gia. Khi công nhận UCP là cơ sở hợp lý điều chỉnh mối quan hệ các bên trong giao dịch tín dụng chứng từ thì không cần phải có những điều khoản riêng của bộ luật quốc gia. Ngược lại, nếu chỉ coi UCP là những tập quán quốc tế chưa phù hợp với thực trạng của quốc gia thì các nhà làm luật có thể đưa ra điều luật riêng để điều chỉnh mối quan hệ pháp lý giữa các bên tham gia.

- Vương Quốc Anh

Điểm nổi bật trong quan điểm xét xử là Tòa án tôn trọng nguyên tắc cơ bản về chuẩn mực của giao dịch tín dụng chứng từ. Trong xem xét nội dung L/C, Tòa chấp nhận việc giải thích ngôn ngữ của tín dụng. Trong trường hợp có nhiều cách hiểu điều khoản L/C khác nhau, ngân hàng được phép theo cách riêng và có thể hành động theo cách hiểu của mình, ngay cả khi cách giải thích không đúng theo các điều khoản của L/C. Tòa án thường lắng nghe quan điểm của các bên và đưa ra quyết định. Do vậy, có thể Tòa sơ thẩm và tòa phúc thẩm có 2 phán quyết khác hẳn nhau trong vụ kiện giữa

Credit Agricole IndosuezMuslim Commercial Bank, Tòa thương mại London cho rằng ngân hàng có quyền từ chối chứng từ do không phù hợp với quy định của L/C nhưng Tòa phúc thẩm lại ra quyết định rằng diễn giải trong hóa đơn phù hợp với chi tiết miêu tả trong thư tín dụng, nên buộc ngân hàng phải thanh toán.

Một phần của tài liệu 1646 vận dụng UCP 600 giải quyết tranh chấp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại các NHTM VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w